Nhờ việc trau chuốt và chú ý đến từng chi tiết nhỏ trên bộ trang phục của các diễn viên, nhà thiết kế đã khiến người xem có cảm giác như được hòa mình vào bối cảnh của bộ phim. Với 10 bộ phim đạt giải Oscars dưới đây, người xem sẽ phải “ồ” lên đầy kinh ngạc khi nhận ra sự tinh tế trong cách các nhà thiết kế lựa chọn trang phục để thể hiện trọn vẹn tính cách của từng nhân vật.
1. Black Panther (2018)
Ruth E.Carter được biết đến là nhà thiết kế trang phục cho các nhân vật trong các bộ phim lớn như ” Amistad” và “Selma” cho tới “Love & Basketball” và nhiều tác phẩm điện ảnh lớn của Spike Lee.
Tới năm 2018 mới thực sự là một năm xuất sắc khi tác phẩm của cô trong bộ phim “Black Panther” đã một lần nữa đem lại giải thưởng lớn thứ 3 cho cô tại Oscars 2019. Một lần nữa, cô đã trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên đạt được giải thưởng lớn.
Với phong cách kết hợp hoàn chỉnh giữa các yếu tố siêu anh hùng, một chút thời trang đương đại nhưng vẫn giữ được văn hóa truyền thống của Châu Phi. Ruth thật sẽ đã khiến Black Panther thành một đại tiệc thời trang.
2. Phantom Thread (2017)
Phantom Thread là bộ phim nghệ thuật xoay quanh chủ đề thời trang. Bộ phim kể về tình yêu và một giai đoạn cuộc đời của nhà thiết kế thời trang Reynolds Woodcock – lấy hình tượng từ nhà thiết kế huyền thoại người Tây Ban Nha Cristobal Balenciaga – chủ nhân của đế chế thời trang xa xỉ Woodcock lẫy lừng nhất nước Anh. Tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá rất cao về phục trang.
Để tạo ra được những bộ trang phục hút mắt người xem nhà thiết kế Mark Bridges đã phải nghiên cứu những kĩ thuật may nổi tiếng thời đó và kết hợp lại với nhau tạo thành trang phục của bộ phim.
3. Fantastic Beasts and Where to Find Them (2016)
Fantastic Beasts And Where To Find Them đã làm “điên đảo” bao tín đồ của cuốn truyện Harry Potter bởi phong cách ăn mặc của dàn diễn viên quá chất với sành điệu.
Lấy bối cảnh là thành phố New York (Anh) những năm 1920, các diễn viên sử dụng chủ yếu là áo khoác măng-tô dáng dài, mặc khá nhiều lớp, kết hợp cùng khăn, mũ và giày cổ điển. Phần cổ bẻ của áo dáng vest vô cùng đặc trưng. Đặc biệt là chiếc áo mà Newt Scamander mặc. Màu của chiếc áo là vô cùng đặc biệt hoặc như nhà thiết kế Colleen Atwood đã nói “màu xanh lam của chim công”.
4. Mad Max: Fury Road (2015)
Ngoài giải thưởng Oscars cho “Thiết kế trang phục đẹp nhất” thì bộ phim này còn được nhận 5 giải thưởng ở hạng mục khác. Ý tưởng trang phục là thời kì hậu tận thế, trang phục đơn giản nhưng hoang dã pha với một chút bụi bặm kết hợp cùng với phụ kiện kì quái.
Những bộ cánh phong cách steampunk mạnh mẽ, bụi phủi, thể hiện trong các chi tiết như áo đuôi tôm, kính bảo hộ, thắt lưng bản to, áo khoác khaki, súng bắn bằng lực hơi nước… Xem phim, khán giả chỉ có thể thốt lên: sao điên rồ mà hợp lý đến kỳ lạ
5. The Grand Budapest Hotel (2014)
Tác phẩm của đạo diễn Wes Anderson được giới chuyên môn đánh giá cao cả về nội dung lẫn hiệu ứng hình ảnh. Bộ phim mang lại cho khán giả cảm giác choáng ngợp về thị giác khi thiết kế đồng phục nhân viên khách sạn theo tông màu tím than mơ màng, hoàn toàn đối lập với sắc đỏ rực và hồng chói của những bức tường trong khách sạn.
Mang hơi hướng hiện đại nhưng lại chứa đầy màu sắc bắt mắt như thế giới cổ tích giống một kiểu châm biến, mỉa mai đầy ẩn ý. Nếu ai tinh ý họ sẽ biết được nó mang ý nghĩa sâu sắc là: những màu sắc tươi sáng chỉ để che mắt người xem, chắc chắn sẽ có một chuyện gì đó vô cùng tồi tệ sớm xảy ra.
6. The Great Gatsby (2013)
The Great Gatsby là một trong những bộ phim được khán giả đổ xô đến rạp xem nhiều nhất trong năm 2013 bởi vì đã khiến người xem mãn nhãn bởi phong cách thời trang xa xỉ bậc nhất lấy cảm hứng từ giới thượng lưu xa hoa Mỹ.
Bộ phim cũng được đánh giá là đã làm sống dậy phong cách thời trang Flappy của thập niên 1920 dành cho phái đẹp với những chiếc đầm trễ eo, mái tóc bob được tô điểm bằng lông chim và hàng loạt món trang sức xa hoa lộng lẫy trên tay của từng mỹ nhân.
7. Anna Karenina (2012)
Anna Karenina của Lev Tolstoy là một đỉnh cao của tiểu thuyết lãng mạn, kể về một người đàn bà ngoại tình đáng thương.
Để tìm cảm hứng, Jacqueline đã phải xem đi xem lại những bộ phim từ năm 1980, vì ông cho rằng đây là thời điểm cho sự cân bằng hoàn hảo giữa sự nghiêm túc và nét lãng mạn.
Có lẽ sự chính xác về trang phục trong thời điểm lấy bối cảnh của phim là không đúng hoàn toàn nhưng dù sao sự kết hợp tuyệt diệu này quả thật xứng đáng được tôn vinh.
8. The Artist (2011)
Trong trường hợp bạn chưa xem bộ phim này thì tôi xin tiết lộ nhỏ rằng đây là thể loại phim câm trắng đen. Từ trang phục, phụ kiện đến những khung cảnh trong phim đều thể hiện sự tôn vinh nét đẹp hoài cổ của thời đại phim câm. Khi được chiếu tại Liên hoạn phim Cannes, The Artist đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi về tạo hình nhân vật cũng như cách phối hợp trang phục trong phim.
9. Alice in Wonderland (2010)
Câu chuyện hoang đường và li kì của Alice được tăng thêm độ hấp dẫn bội phần bởi những thiết kế của từng nhân vật kì dị trong xứ sở thần tiên này. Nó lộng lẫy, xa hoa và đầy màu sắc.
Không những thế nếu nhìn kĩ vào chi tiết ren trên trang phục của Alice bạn sẽ thấy phần này hơi không ăn nhập gì với sự nhẹ nhàng toát ra từ chiếc đầm. Chi tiết nhỏ này lấy cảm hứng từ trang phục gothic kiểu Tim Burton, thể hiện rằng Alice không phải là một cô gái đơn giản.
10. The Young Victoria (2009)
Bộ phim Young Victoria đã đạt được giải thưởng Oscars dành cho thiết kế trang phục đẹp nhất với những bộ phục trang cung đình của nữ hoàng Anh. Có 3 chiếc váy trong phim là bản sao chép hoàn hảo của trang phục mà nữ hoàng Victoria mặc: một cái để tang, một chiếc mặc trong đám cưới và bộ trang phục lộng lẫy trong lễ đăng quang của bà. Nhưng hài hước nhất là, 3 chiếc áo đầm đó chỉ xuất hiện trong phim chỉ vài giây.