Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

10 Mẹo kinh doanh quần áo thành công (P1)

Đăng bởi Admin MARU | 07/07/2020 | 0 bình luận
10 Mẹo kinh doanh quần áo thành công (P1)

Thời trang là một ngành có lợi nhuận rất lớn, thường là gấp rưỡi hoặc có thể gấp đôi, gấp ba. Cũng chính vì lí do này mà các cửa hàng quần áo cứ liên tục khai trương và sự cạnh tranh giữa các thương hiệu, nhãn hàng lại càng trở nên khốc liệt. Cùng trên một con phố chuyên bán quần áo, nhưng có cửa hàng ế ẩm quanh năm, có cửa hàng khách lại cứ nườm nượp.

Dưới đây MARU Fashion House sẽ chia 10 mẹo kinh doanh để bạn tham khảo:

1. Nghiên cứu thị trường

Đảm bảo chắc chắn bạn đã có vốn hiểu biết nhất định về thị trường quần áo mà bạn chuẩn bị bắt đầu kinh doanh. Có thể bắt đầu bằng nơi bạn sống, nhu cầu quần áo của người ta thế nào? Sau đó là cập nhật các xu hướng trong nước và quốc tế.

Hãy tìm hiểu về các thương hiệu, cửa hàng thời trang thành công, mô hình kinh doanh của họ có điểm gì đặc biệt mà mình học hỏi được.

2. Lên kế hoạch cho mọi thứ

Trước khi bắt đầu kinh doanh quần áo, bạn cần có một kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho những công việc cần làm. Những thứ quan trọng cần phải quyết định như loại áo, quần nào bạn sẽ bán, thị trường mình đang nhắm tới ở đâu, đối tượng là ai, bạn dự định sẽ bạn online hay sẽ phát triển cả cửa hàng để khách tới xem nữa.

Lên kế hoạch cho chiến lược marketing trên cả các kênh miễn phí và quảng cáo trả phí để đưa thương hiệu bạn đến với người tiêu dùng.

Kết hợp các mô hình kinh doanh ứng dụng vào cửa hàng của bạn để hoạt động thử và đánh giá hiệu quả của nó. Sẽ không quá cao xa khi nhắc tới những vấn đề thiết yếu như giá trị thương hiệu, nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lực, và tầm nhìn dài hạn đâu.

3. Thấu hiểu đối thủ

Bạn luôn phải hiểu rõ các sản phẩm của mình đang phải cạnh tranh với ai, ai là đối thủ trực tiếp và ai là đối thủ gián tiếp. Những thứ bạn cần phải theo dõi đối thủ liên tục như mẫu quần áo họ mới về, giá cả và các chương trình khuyến mại, nhờ đó mà bạn có thể đưa về các ý tưởng mới áp vào cho công việc kinh doanh quần áo của mình.

Hãy dành tặng cho đối thủ cái “like” theo dõi của bạn trên Facebook hay Instagram.

4. Bán những sản phẩm khách hàng muốn mua

Mẹo này có vẻ như là một điều hết sức hiển nhiên rồi. Đôi khi thẩm mỹ và phong cách ăn mặc của bạn chưa chắc đã phù hợp với đại đa số nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn bán.

Vậy nên thay vì quyết định nhập hàng, hay tự thiết kế các sản phẩm theo ý mình, nên nghiên cứu cụ thể nhu cầu của khách hàng là gì.

Điều này còn đem lại nhiều lợi ích cho chủ hàng, nhất là khi khách hàng chạy theo những trend thời trang mới, hoặc vào dịp lễ hội đặc thù, như Valentine, Halloween hay 20/10.

5. Nắm rõ bức tranh tài chính

Khi bạn đã đề ra được các kế hoạch cụ thể, thì chi phí để thực hiện các kế hoạch đó là câu hỏi cần được giải đáp tiếp theo. Khi bạn bắt đầu thiết kế, sản xuất rồi đem bán sản phẩm áo thun, liên tục theo dõi các chi phí mà mình sẽ phải bỏ ra.

Những chi phí như: tem mác, chi phí vẫn chuyển, hộp đừng, và kho bãi nếu có cần được liệt kế một cách cụ thể. Bởi lẽ chỉ có liệt kê ra bạn mới tìm ra được cách tối ưu chúng xuống mức thấp nhất mà không bị mất đi chất lượng.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: