Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

3 Điệu múa đặc sắc của dân tộc Thái

Đăng bởi Admin MARU | 12/09/2019 | 0 bình luận
3 Điệu múa đặc sắc của dân tộc Thái

Người Thái có nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp, nền văn hóa đa dạng về thơ, y phục, nhạc lý và các làn điệu dân ca…

Trước hết nói đến âm nhạc dân gian, tuy người Thái thì không có dàn chiêng cồng phong phú như của người Mường, nhưng người Thái có một kho tàng dân ca riêng của mình với những giai điệu âm nhạc vô cùng đặc sắc. 

Nổi bật nhất ở người Thái về nghệ thuật dân gian có lẽ phải kể đến nghệ thuậ múa. Nếu như loại hình ở người Mường chưa phải là đặc sắc thì ở người Thái thật đáng kể. Các nhà nghiên cứu múa Thái đã chia nghệ thuật múa của người Thái ra làm ba loại chính đó là: Múa mùn, múa xòe và múa loóng, múa sạp và tôn khâu tôn oọc.

Các điệu múa của người dân tộc Thái

Múa mùn

Người thái đa phần theo thuyết vật linh. Họ quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời". 

Múa mùn được thể hiện trong các buổi cúng ma. Trong thể loại múa này, người ta chia ra là 3 điệu múa nhỏ khác là múa múa kiếm, múa khăn và múa kệp boóc. Mỗi điệu múa được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau và mang một ý nghĩa reeng, nhưng tất cả đều chứa đựng được một sự phong phú, đa dạng của múa Thái.

Múa kiếm:

Múa kiếm là loại nghệ thuật múa vừa mang tính võ thuật vừa thể hiện tài năng của người múa. Múa kiếm thường được trình diễn trên nền nhạc của một loại nhạc cụ là Tăng Bu. Tăng Bu gồm những ống nứa dài, người Thái sử dụng nhạc cụ này bằng cách dỗ đầu những ống nứa này xuống một tấm ván để phát ra một âm thanh đục, và gõ 2 ống nứa vào nhau để tạo thành một âm thanh sắc và trong hơn. Trước đây, người Thái thường sử dụng điệu múa kiếm này để xua đuổi tà ma.

Múa khăn (múa sai hạng)

Múa khăn cũng được thực hiện trên nền nhạc của Tăng Bu. Đội hình múa khăn thường từ 8 đến 12 người.

Khi múa khăn thì người Thái thường sử dụng 1 chiếc khăn dài màu xanh hoặc đỏ vắt qua hai vai. Hai đầu của chiếc khăn người ta cột vào nhiều ống nứa nhỏ. Khi di chuyển thì các ống nứa nhỏ này chạm vào nhau và phát ra âm thanh sắc và trong hòa trộn với âm thanh của Tăng Bu rất sôi động.

Múa nhặt hoa (Kệp boóc)

Múa nhặt hoa cũng thuộc thể loại múa Mùn. Người Thái dựng cột giữa nhà sàn, trang trí nó bằng những cụm hoa trái sặc sỡ. Xung quanh cây để rượu cần, người Thái múa và vui chơi quanh đó. Cuộc vui cứ như thế kéo dài.

Múa xòe

Là điệu múa thứ hai, múa xòe là một điệu múa đơn giản, nhẹ nhàng và nổi tiếng của người Thái. Xòe Thái đã đi vào văn học, thơ ca, nghệ thuật, là kỷ niệm, là niềm say mê ám ảnh của biết bao người.

Múa xòe là hình thức múa dân gian phản ánh cuộc sống lao động của người Thái. Múa xòe thể hiện ước mơ của dân tộc Thái về một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Cách múa xòe khá đơn giản: người múa xòe nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Khi múa, nếu vòng đơn thì vòng xòe quay ngược chiều kim đồng hồ, nếu vòng xòe kép thì các vòng xòe quay ngược chiều nhau trông đẹp mắt. Nhạc cụ chính phục vụ múa xòe là trống.

Sự tao nhã của múa xòe là cách mời bạn xòe của các thiếu nữ dân tộc Thái và phong tục mời rượu khi tham gia xòe. Những hàng cúc bướm lóng lánh, nụ cười duyên dáng, bàn tay mềm mại nâng chén rượu nồng làm đắm say lữ khách phương xa, tạo nên ấn tượng khó phai đối với ai từng một lần tham gia xòe vòng.

Có thể nói, xòe vòng bắt nguồn từ đời sống lao động của nhân dân và được ra đời từ rất xa xưa. Qua các giai đoạn lịch sử, xòe vòng được phát triển và cho đến ngày nay xòe vòng vẫn không cũ, không mòn.

Múa loóng, múa sạp và tôn khâu tôn oọc

Múa Loóng:

Là diệu múa diễn ra xung quanh cái cối dã lúa, động tác múa là động tác giã gạo, đập chày, chuyển tay chày, gõ cối.
Kèm theo những tiếng động vang ra từ điệu múa là tiếng trống, tiếng chiêng , mỗ và tiếng chày đập vào nhau, chày đập vào cối, đôi khi còn có tiếng hú reo của người múa.
Đây là điệu múa thường diễn ra vào dịp mừng cơm mới, săn được thú rừng, vào những đêm nguyệt thực khi khắp nơi người ta gõ múa điệu múa này. Đôi khi múa cả ở đám ma và đám cưới nữa.

Điệu tôn khau tôn oọc ( điệu múa trẻ em):

Là điệu múa vui chơi của trẻ em vào những đêm trăng sáng trên khắp các bản Thái. Điệu múa này thể hiện sự vui chơi, nhí nhảnh của trẻ em do một tốp các em từ 6013,14 tuổi nối đuôi nhau vừa hát, vừa múa.

Múa sạp:

Gõ sạp đón khách là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của đồng bào Thái. Gõ sạp tạo bầu không khí sôi động, náo nhiệt khi trong bản, trong mỗi nhà tổ chức các cuộc vui có đông khách tham dự.

Kiến trúc nhà sàn của đồng bào Thái mang một nét khá khác biệt với kiến trúc nhà sàn của một số dân tộc khác ở chỗ: khi đi lên hết cầu thang, nó không chỉ có cửa rẽ vào lòng nhà, mà nó còn có một lan can - nơi diễn ra cảnh gõ sạp đón khách tới chơi nhà - nằm dọc theo trái nhà dẫn thẳng xuống khu vực bếp.

Số người tham gia gõ sạp từ 9 đến 12 người, là nữ trẻ, giỏi văn nghệ. Trong số đó, có một người điều khiển trống cái và số còn lại mỗi người cầm một đôi ống tre hoặc nứa cắt bỏ mấu ở hai đầu, đứng thành hàng sát mép ngoài lan can.

Cách gõ sạp: Tiếng trống và tiếng ống tre thay phiên nhau tạo thành những âm thanh tùng... cắc... cắc. Rồi lại đảo lại cắc... cắc... tùng... tùng liên tiếp. Những người cầm ống cũng trỗ ống xuống sàn nhà, đập hai ống vào nhau, sao cho âm thanh của ống xen kẽ vào âm thanh của trống.

Tiếng trống, tiếng gõ sạp vừa nhanh vừa liên hoàn tạo cho khách đến chơi có một cảm giác rất hưng phấn và hòa đồng trong cuộc vui.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: