Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

5 cách quản lý nhân viên chặt chẽ khi KINH DOANH THỜI TRANG

Đăng bởi Admin MARU | 07/07/2020 | 0 bình luận
5 cách quản lý nhân viên chặt chẽ khi KINH DOANH THỜI TRANG

Khi chủ cửa hàng kinh doanh thời trang quản lý lỏng lẻo, nguy cơ có thể làm mất tới 12% doanh thu mỗi tháng do không thể kiểm soát tốt hàng hóa, chi phí, thời gian làm việc cũng như hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên.

Vậy, cách quản lý nhân viên bán hàng quần áo một cách chặt chẽ? Sau đây là 5 cách mà MARU Fashion House sưu tầm giúp các chủ cửa hàng kinh doanh thời trang thảnh thơi khi quản lý nhân viên.

1. Kiểm tra đạo đức nhân viên

Nhân viên trung thực là một trong những điều quan trọng để duy trì hoạt động cửa hàng. Với những nhân viên mới nhận vào làm hoặc có thời gian làm việc tại cửa hàng đã lâu, bạn cũng nên có những biện pháp để kiểm tra đạo đức nhân viên thường xuyên. Ví dụ bạn có thể giả vờ bị quên tiền, hoặc ghi thiếu số lượng hàng hóa nhập so với thực tế, hoặc ghi thiếu số lượng hàng tồn so với thực tế để xem nhân viên có thật thà hay không.

2. Xây dựng chế độ phúc lợi hợp lý, đào tạo nhân viên thường xuyên

Đối với lĩnh vực buôn bán shop thời trang, hầu hết nhân viên tại cửa hàng là sinh viên làm việc bán thời gian nên không có ý tưởng gắn bó lâu dài. Tuy vậy, chủ cửa hàng cũng cần xây dựng chế độ, chính sách hợp lý để nhân viên tin tưởng, làm việc có động lực, trách nhiệm và ít xin nghỉ đột ngột. Ví dụ: thưởng các ngày lễ tết, có ngày nghỉ phép nhưng không được chồng chéo nhau, trong trường hợp nghỉ thay ca phải sắp xếp hợp lý, tăng lương khi phải làm thêm ngoài giờ, thưởng doanh số, nếu nhân viên quá bận hoặc có chuyện đột xuất chủ cửa hàng có thể thông cảm và sắp xếp thay nhân viên…

Đối với nhân viên mới vào và nhân viên đã làm việc lâu năm, chủ cửa hàng cũng cần thường xuyên đào tạo về sản phẩm và cách tư vấn cho khách hàng, để nhân viên nắm được quy trình và mang lại hiệu quả bán hàng mong đợi.

3. Quản lý hàng hóa chặt chẽ

Với cửa hàng có nhân viên làm fulltime (toàn thời gian), chủ cửa hàng cần kiểm tra định kỳ hàng hóa mỗi tuần, giao cho nhân viên kiểm tra số lượng hàng nhập về, mỗi mẫu mã hàng hóa có bao nhiêu size, số lượng bán ra theo ngày, cuối ngày tổng kết lại hàng tồn một lượt và báo cáo theo tuần. Chủ cửa hàng có thể lắp camera theo dõi, kiểm tra đột xuất để nhận biết được độ trung thực của nhân viên, tuy sẽ mất thời gian nhưng sẽ giảm thiểu hàng hóa bị thất thoát.

4. Kiểm soát giá bán bằng tem, mã vạch

In tem mã vạch có thông tin và sản phẩm trên tem, nhân viên bán hàng sẽ không thể nâng giá so với trên mạc. Vì không phải lúc nào chủ cửa hàng cũng giám sát được nhân viên qua camera, hoặc nhìn rõ được nhân viên đếm tiền cho khách và trả lại, nên với cửa hàng nào chủ shop cho phép nhân viên mặc cả, thì có thể sử dụng biện pháp nhờ bạn bè, người thân đến mua hàng để đối chiếu.

Với những sản phẩm trong thời gian khuyến mại, nếu không có phần mềm quản lý bán hàng chủ shop phải quy định rõ với nhân viên hoặc trưng bày ở 1 khu riêng biệt, ghi biển giá sale rõ ràng để nhân viên không bị nhầm lẫn và tư vấn sai cho khách.

5. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thời trang

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng có thể sử dụng được cả trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp chủ cửa hàng thời trang có thể kiểm soát được nhân viên từ xa mà không cần có mặt tại ở hàng.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: