Sự tinh tế trong cách kể chuyện của các bộ phim Âu – Mỹ được thể hiện qua những bộ phục trang cầu kỳ và tỉ mẩn.
Trang phục trong phim không chỉ thể hiện tính cách, cảm xúc của nhân vật mà còn truyền tải nhiều câu chuyện và thông điệp đến người xem. Với sự đầu tư vô cùng kỹ lưỡng và công phu, những bộ phim truyền hình và series Âu – Mỹ sau xứng đáng là “tượng đài” cho các tín đồ thời trang và điện ảnh.
CLUELESS (1995)
(Ảnh: IMDb)
Cô nàng Cher có thể “clueless” – không biết gì về tình yêu, nhưng lại hiểu rất rõ tủ đồ và phong cách của bản thân. Đã hơn 25 năm từ khi phim lần đầu công chiếu nhưng bộ váy vàng kẻ sọc của Cher vẫn được nhiều tín đồ thời trang yêu thích, đặc biệt khi xu hướng retro vẫn đang chiếm lĩnh thế giới thời trang.
(Ảnh: Rex)
(Ảnh: Rex)
(Ảnh: Rex)
Không khó để tìm thấy trang phục áo sơmi cùng chân váy kẻ sọc giống Cher trong thế kỉ XXI. (Ảnh: IMDb)
MARIE ANTOINETTE (2006)
(Ảnh: IMDb)
Bộ phim đạt giải Oscar danh giá năm 2007 cho Thiết kế Phục trang xuất sắc nhất. Kirsten Dunst khoác lên mình thiết kế đầm phồng họa tiết hoa trải dài trên bảng màu pastel trang nhã. Các chi tiết đính đá, đắp ren cầu kỳ càng làm trang phục của Marie Antoinette sang trọng, xứng tầm với cương vị nữ hoàng nước Pháp.
(Ảnh: Costumeguide)
(Ảnh: IMDb)
(Ảnh: Cdostumeguide)
Ngoài các thiết kế đầm cầu kỳ, xa hoa, Marie Antoinette không thiếu những bộ đầm trắng đơn giản mà quý phái. (Ảnh: IMDb)
THE DEVIL WEAS PRADA (2006)
Người xem có cơ hội dõi theo hành trình dấn thân vào thế giới thời trang của nàng phóng viên Andy Sachs. Gần 15 năm sau khi phim ra mắt, nhiều “mọt phim” Âu Mỹ vẫn choáng ngợp trước màn “biến hóa” lộng lẫy của cô để gây ấn tượng với vị chủ biên khó tính Miranda Priestly. 3 nhân vật Miranda, Emily và Andy không bao giờ khiến người xem thất vọng khi luôn xuất hiện trong trang phục tươm tất và thời thượng.
(Ảnh: Fox Pictures)
Miranda Priestly thể hiện quyền lực của một vị chủ biên khó tính trong chiếc áo gilê kết hợp cùng áo sơmi trắng. (Ảnh: Fox Pictures)
(Ảnh: Fox Pictures)
Ngay cả khi đã rời Runway, những bài học về thời trang vẫn được Andy áp dụng trong đời sống thường ngày. (Ảnh: Fox Pictures)
Ngoài phân cảnh “áo len xanh” huyền thoại, dáng vẻ cô nàng Andy Sachs sải bước trên đường phố New York đã trở thành một phân cảnh đáng nhớ của bộ phim. Trang phục của Andy thay đổi theo từng góc quay như thể đang tái hiện quá trình cô trưởng thành tại tạp chí Runway.
PRETTY LITTLE LIARS (2010-2017)
Lạc trong những bí ẩn và hiểm nguy tại thị trấn Rosewood, các “thiên thần nói dối” luôn áp dụng câu nói: “Hãy diện đồ như thể bạn chuẩn bị gặp kẻ thù lớn nhất của mình”. 5 cô gái với 5 phong cách khác nhau từ preppy đến năng động luôn khiến người xem ghen tị với tủ đồ hoàn hảo cho mọi sự kiện.
(Ảnh: Bustle)
(Ảnh: abc Television Group)
4 cô gái hóa thân thành những nàng công chúa cho buổi dạ hội Prom. (Ảnh: abc Family)
Đến cả trang phục dự đám tang của 4 cô gái cũng được chăm chút và tươm tất khác thường. (Ảnh: Freeform)
Nàng “Ong Chúa” Alison chỉ xuất hiện trong quá khứ nhưng vẫn toát lên dáng vẻ “nữ hoàng” trường Rosewood. (Ảnh: IMDb)
LA LA LAND (2016)
(Ảnh: IMDb)
La La Land thành công trong việc tái hiện được vẻ đẹp của Hollywood, Los Angeles vừa lộng lẫy vừa gần gũi với khán giả. Hẳn có nhiều cô gái khi thấy Mia xuất hiện trên màn ảnh đã thốt lên: “Ôi tôi cũng có một chiếc đầm tương tự ở nhà!” Kiểu dáng đơn giản và màu sắc rực rỡ, trang phục là một nhân tố không hề nhỏ giúp tạo nên tiếng vang của bộ phim. La La Land có 2 đề cử cho Thiết kế phục trang xuất sắc nhất tại lễ Oscar và BAFTA 2017.
(Ảnh: IMDb)
(Ảnh: IMDb)
(Ảnh: IMDb)
Ngoài những bộ đầm màu sắc, Mia trông cũng phong cách và nữ tính không kém khi kết hợ áo vest kẻ sọc với áo sơmi lụa mềm mại. (Ảnh: IMDb)