1. Đồng đội :
Trong tiết mục văn nghệ, cái gì có thể làm người ta cảm thấy ấm áp hơn là đồng đội chứ ?
Kịch bản hay khó viết, đồng đội hợp gu càng khó được
Không có đồng đội dở, chỉ có đồng đội chưa phát huy hết khả năng thôi.
Một đồng đội khó tính chí ít vẫn hay hơn một đồng đội dở tính
Đồng đội là sát cánh bên nhau, chí ít phải hiểu được tính khí, nếu có thể bỏ qua được thì nên tha thứ
Ngày bế mạc dưới khán đài đã trống vắng, trước đây 1 khắc vẫn còn náo nhiệt, vậy mà đột nhiên đã nhạc hết người tan, trên khán đài chỉ còn đồng đội tôi, không biết các bạn đang nghĩ gì ? Nhưng có lẽ sau khi kết thúc cả bọn dường như bỗng trưởng thành hơn rất nhiều
Đó là tình đồng đội, trừ phi bạn solo một mình!
2. Nội dung - Đạo diễn :
Nội dung hay là phải có hồn - Đạo diễn giỏi là không được sợ hãi
Luôn luôn có nhiều ý tưởng về nội dung, đạo diễn giỏi là phát huy và dung hòa tất cả yếu tố như con người, ý tưởng, âm thanh ánh sáng, sân khấu, khán giả,…
Nội dung là mũi gươm, đạo diễn là tấm khiên
Nội dung cho dù có giống nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác vẫn sẽ xuất bản ra một câu chuyện khác. Đạo diễn vị tất cũng sẽ rót quan điểm mới của bản thân vào
Nếu nói khán giả khó tính cũng nên xem lại nội dung đã hấp dẫn chưa, đạo diễn đã phát huy hết vai trò chưa.
Quan niệm và cách nhìn của nhân loại vốn là cái vĩnh viễn biến đổi không ngừng, tùy theo thời đại mà cải biến.
3. Trang phục - Đạo cụ :
Nếu ví nội dung là mũi gươm, đạo diễn là tấm khiên thì trang phục chính là nhãn quang sắc bén chinh phục khán giả
Trang phục chính là thể hiện ra bên ngoài nội dung mà đạo diễn gửi gắm
Một trang phục đẹp - hòa hợp sẽ khiến bạn tự tin hơn
Ví dụ trong vở kịch tấm cám, trang phục chủ yếu là áo tứ thân – trang phục truyền thống Bắc bộ, nếu sử dụng trang phục vùng miền khác như trang phục Tây Nguyên có lẽ chưa phù hợp
Chọn trang phục phù hợp cũng là vấn đề đau đầu :
- Thứ nhất xem nơi diễn ở đâu (trường học, nơi linh thiêng, công sở, rạp hát, ngoài trời, sân khấu,…)
- Thứ hai xem cân nặng của từng người (“bé nhỏ” nhất, vừa người, ốm nhất)
- Thứ ba xem nội dung là gì (diễn về người lính Việt Nam nên lấy trang phục bộ đội, nếu muốn đội bạn bị loại sớm thì hãy lấy trang phục… nước ngoài nhé !)
- Thứ tư chọn nơi thuê trang phục phù hợp.
- Còn nhiều yếu tố khác nữa, các bạn đợi bài viết tiếp theo nhé, mình sẽ phân tích kỹ hơn.
4. Âm thanh – Ánh sáng :
Âm thanh – ánh sáng là khác nhau tùy từng địa điểm của buổi diễn
Nếu là sân khấu thật thì các bạn đừng ngại soi từng gương mặt diễn viên, tạo động lực cho các bạn diễn sâu ấy !
Các bạn cũng lưu ý đến số lượng người tham gia để có thể lựa chọn chất lượng âm thanh phù hợp nhất
5. MC phối hợp :
Cần lắm 1 bạn MC có tâm nhất quả đất, sẵn sàng phối hợp theo vở diễn !
6. Sân khấu :
Sân khấu có khi chỉ là bãi đất trống hoặc sân khấu thật sự hoành tráng, hoặc có khi chỉ là 1 cái bục nhỏ
Vấn đề là bạn phải canh chiều dài chiều rộng sân khấu, hoặc có khi phải canh cả… khán giả nữa
Trên sân khấu không thể thiếu background sau lưng được, các bạn lưu ý canh theo background sau lưng để lựa trang phục phù hợp làm nổi bật nhé!
7. Khán giả :
Khán giả có khi vừa là áp lực vừa là động lực. Những tràng vỗ tay của khán giả nói lên tất cả !
Sự biến đổi trong tâm trí khán giả hết sức thâm thúy, vĩnh viễn không có cách nào dùng từ ngữ nói lên được, có lúc họ thà đi nghe tin đồn nhảm của người ta chứ không tin lời nói thật
Một diễn viên nếu muốn hưởng thụ thành công, trước hết phải học làm sao để tiếp nhận những lời khen chê của khán giả
Danh tiếng có lúc giống như cái bọc nặng, càng danh tiếng thì bọc càng nặng, khán giả càng đòi hỏi
Khán giả có thể khiến ta càng danh tiếng, nhưng cũng có thể lấy đi danh tiếng, hà cớ phải quan trọng thái quá, chỉ là ta cần phải cân bằng mọi thứ lúc có thể.
8. Đội hậu cần :
Có thể gọi họ là những người hùng thầm lặng cũng không sai
Trước khi bạn tỏa sáng trên sân khấu, người bạn nên gặp đầu tiên chính là họ!
9. Phó nhòm :
Một người có tâm nhất quả đất - một máy ảnh - một máy quay và chạy lăng xăng, thế là đủ chưa nhỉ ?