Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Đăng bởi Admin MARU | 12/09/2019 | 0 bình luận
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Triển lãm "Áo dài Việt - Hương sắc thời gian" nhân kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô khai mạc tối 6/10/2014 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội.

Triển lãm áo dài Việt Nam trưng bày những mẫu áo dài Việt qua từng giai đoạn, được chia thành hai nội dung: Áo dài trước Cách mạng Tháng Tám đến ngày Giải phóng Thủ đô của nhà thiết kế Thu Hà và Trang phục áo dài thời kỳ hội nhập và phát triển của nhà thiết kế Lan Hương. Không gian trưng bày nhỏ gọn nhưng các trang phục đều được chắt lọc, ấn tượng với người xem. Triển lãm kéo dài đến 19/10.

Ở mỗi gian trưng bày áo dài từng giai đoạn đều được đặt chú thích, giúp người xem hiểu rõ hơn cội nguồn, nét văn hóa độc đáo, giá trị đóng góp vào sự phát triển văn hóa dân tộc của trang phục truyền thống. Trong ảnh là bộ sưu tập áo dài cưới truyền thống và cách tân của Lan Hương.

Đặc biệt, điểm nhấn của triển lãm là tấm áo dài 10m (giữa) với các họa tiết thêu Tứ Linh và Tứ Quý công phu. Cùng trưng bày với tấm áo dài đặc biệt là hai cặp áo dài lễ phục nam - nữ thêu tay kỳ công. Chia sẻ với VnExpress, Lan Hương cho biết chị đã mất gần hai năm để hoàn thành phần thêu của chiếc áo này.  "Bộ áo mang nhiều kỷ niệm của tôi với nghệ nhân quá cố của làng Vạn Phúc - Triệu Văn Mão. Chính đôi tay cụ đã dệt những thước lụa quý giá khi tôi bày tỏ niềm mong muốn làm chiếc áo dài đặc biệt. Bộ áo được làm hoàn toàn từ lụa tơ tằm và dệt bằng tay, với tất cả họa tiết được thêu thủ công".

Nếu họa tiết hoa đã trở nên quen thuộc thì bộ sưu tập Huyền thoại Đông Hồ lại đem tới cảm giác khác lạ nhưng đậm tính truyền thống. Các trang phục được làm từ vải tafta, thêu bằng tay và vẽ sơn dầu trên vải.

Đến với triển lãm lần này, NSƯT - nhà thiết kế Thu Hà đem tới những trang phục từ váy đụp, yếm đào, trang phục áo tứ thân (bao gồm phụ kiện: giày, dép, khăn, mũ…), trang phục thường dân, trang phục của giới tư sản, áo dài thiếu nữ, áo dài cách tân của các thế hệ lớn tuổi gốc Hà Nội.

Bộ sưu tập là những trang phục cổ xưa được người dân Hà Nội sưu tầm và một số thiết kế sử dụng trong phim "Lều chõng" (2009), "Long Thành cầm giả ca" (2009), "Trò đời" (2012), "Người cộng sự" (2013). Tất cả đều thể hiện rõ nét sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam thời kỳ nửa Tây nửa Ta trước Cách mạng tháng Tám. Để thể hiện tinh thần qua những bộ trang phục cho phim, họa sĩ phục trang đã kết hợp với làng lụa La Khê, Hà Đông khi dựng lại những mẫu lụa, đũi với hoa văn cổ hầu như đã thất truyền. Riêng loại khung cửi để dệt mẫu vải áo dài dành cho tầng lớp quan lại, họa tiết tròn lớn với đuờng kính 20 cm đã mất gần một năm để khôi phục.

Trong ảnh là áo dài của cụ Đặng Thị Lân - tiểu thư con chủ hiệu vải Thiện Tường, 56 Hàng Đào trước 1945. Áo làm bằng chất liệu dạ, thêu hoa đào, được may trong những năm 1940. Nét cắt đường khâu tuy được làm thủ công những đã cho thấy nét tài hoa, trau chuốt của những người thợ Hà thành xưa. Những bông hoa nhỏ li ti được thêu tay lên chất liệu dạ mỏng, mang theo thời gian nét thanh lịch, kín đáo của riêng đất Kinh kỳ. 

Áo Tiến sĩ (satin) và áo dài năm thân nữ quý tộc (lụa) trong phim "Lều chõng". Riêng tấm áo Tiến sĩ được lấy theo mẫu gốc của Trung tâm Bảo tồn di tích Huế, với chất liệu satin được nghệ nhân Nguyễn Trọng Từ dệt, nhuộm thủ công cho đúng sắc xưa, họa tiết bổ tử chim phượng ngũ sắc được thể hiện bởi bàn  tay nghệ nhân thêu Hà thành - cụ Thái Văn Bôn.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: