Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Apsara - điệu nhảy truyền thống của đất nước Campuchia xinh đẹp

Đăng bởi Admin MARU | 05/10/2019 | 0 bình luận
Apsara - điệu nhảy truyền thống của đất nước Campuchia xinh đẹp

Theo truyền thuyết của Hindu giáo, điệu múa này là vũ điệu đắm say được các nàng tiên Apsara xinh đẹp múa phục vụ các vị thần, với những động tác chậm nhưng lại rất dịu dàng, thanh thoát, duyên dáng. Những nàng tiên Apsara là vợ của các các nhạc công Gandharva ở tiên giới có nhiệm vụ múa và hát cho các vị thần, họ cũng là các tiên nữ hầu hạ của thần Indra – vua của các vị thần Ấn Độ. 

Đặc trưng của múa Apsara là một vũ nữ chính và một nhóm vũ nữ biểu diễn các điệu múa tựa như những tiên nữ đang dạo chơi tại khu vườn hồng – nơi có những tiên nữ càng làm tăng vẻ đẹp của vườn hồng. Khác với những điệu múa truyền thống của các nước trên thế giới, múa Apsara đòi hỏi những động tác múa thật chậm rãi nhưng cũng phải rất tinh tế, thì mới toát hết được vẻ đẹp của người múa và nét độc đáo của điệu múa nghệ thuật này.

 

Khoảng thế kỷ thứ I, song song với Hindu giáo, điệu múa Apsara cũng du nhập vào đất nước chùa tháp và trở thành một môn nghệ thuật phát triển khá mạnh. Vào thời kỳ Angkor, điệu múa này chỉ được múa phục vụ cho các vị vua trong các ngày lễ trọng đại hay những dịp vinh danh các vị thần Hindu. Theo ghi chép vào triều đại vua Jayavarman thứ VII, số vũ nữ Apsara phục vụ trong triều đình có những khi lên tới 3.000 người – một con số khá lớn khi so sánh con số này với số dân sống tại kinh thành vào thời điểm đó.

Ban đầu, điệu múa Apsara tại Campuchia có nguồn gốc từ Hindu giáo, nhưng đến thế kỷ thứ XIII, điệu múa này khác đi đôi chút khi lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc tinh xảo của Angkor và nghệ thuật chạm khắc Apsara tại các đền tháp của người Khmer cổ. Vì lẽ đó, mà điệu múa Apsara ngày nay mang đậm chất Khmer hơn nguyên bản điệu múa ban đầu, khi bắt đầu du nhập vào Campuchia. Đến thế kỷ XV, Apsara gần như không còn tồn tại hoặc tồn tại rất mờ nhạt khi nền văn minh Angkor bị tàn lụi. Tới cuối những năm 40 của thế kỷ 20, nhờ Hoàng hậu Sisowath Kossamak mà Apsara được phát triển mạnh trở lại.

Ngày nay, điệu múa tiên nữ Apsara được biểu diễn trên các sân khấu hiện đại được cắt ngắn đi, động tác múa thoải mái và phóng khoáng hơn những điệu múa truyền thống. Tuy nhiên, nó vẫn giữ gìn được đặc trưng trong các động tác, bước di chuyển mang đậm nét truyền thống. Khi biểu diễn điệu múa này, các vũ công sẽ phải mặc những bộ trang phục khá cầu kỳ và nặng được thiết kế bó sát để trình diễn những động tác múa chậm nhưng tinh tế và thanh nhã cùng với dàn nhạc Pinpeat. Các cô gái múa điệu Apsara cũng rất duyên dáng, tràn đầy sức sống chính là biểu tượng tinh thần của người Khmer, bởi các vũ nữ phải có một thân hình cân đối, không béo và điều đặc biệt là họ phải chăm chỉ và kiên trì luyện tập những động tác tưởng như rất đơn giản, nhẹ nhàng.

Campuchia coi Apsara là điệu múa mang linh hồn và là tài sản lớn của đất nước, điệu múa thể hiện mong muốn về một cuộc sống thịnh vượng, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và người dân Campuchia.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: