Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Các điệu múa ở Văn hóa Cồng chiêng

Đăng bởi MARU Yến | 10/07/2020 | 0 bình luận
Các điệu múa ở  Văn hóa Cồng chiêng

a/ Nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Tây Nguyên:

- Múa Xoang  dân tộc Bana  KonTum

Văn hóa dân tộc Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Đặc sắc văn hóa này là các dân tộc: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

 Chiêng là một đặc trưng văn hóa cổ của đồng bào Tây Nguyên, có mặt ở hầu hết các sinh hoạt văn hóa quan trọng trong đời người, trong tất cả các nghi lễ lớn và nhỏ của gia đình, của buôn làng. Chiêng tham gia vào mọi sinh hoạt, nghi lễ với các ý nghĩa khác nhau, nhằm ứng xử với thế giới bên ngoài con người ở các góc độ khác nhau. Vì thế, chiêng là nhạc cụ trung tâm của sinh hoạt nghi lễ và lễ hội, là loại nhạc cụ “thiêng” có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của các dân tộc ở Tây Nguyên.

Chiêng là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ có định âm, nhóm tự thân vang, tức là âm thanh được tạo lên bằng cách tác động trực tiếp lên nhạc cụ. Chiêng có hình vành khăn, được làm bằng chất liệu hợp kim mà thành phần chủ yếu là đồng trộn với vài loại kim loại khác như thiếc, bạc, vàng…

Chiêng ở Tây Nguyên không được sử dụng từng chiếc đơn lẻ, mà kết nối nhau thành dàn, mỗi dàn từ ba chiếc trở lên, có hình dáng và kích thước khác nhau, chiếc nhỏ nhất có đường kính khoảng 10-15cm và đường kính chiếc lớn nhất có thể trên 90cm. Trong một dàn chiêng thì chiêng mẹ là quan trọng nhất.

Tour giao lưu Cồng Chiêng Đà Lạt giá rẻ chỉ 130k/ khách - Hoa Travel

Có hai loại chiêng thường được sử dụng ở Tây Nguyên là chiêng có núm, còn gọi là cồng, và chiêng dẹt. Việc sử dụng chiêng có núm hay chiêng dẹt không chỉ đơn giản do hình thức của chiêng, mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa văn hóa, thẩm mỹ khác nhau.

Tất cả các dân tộc ở Tây Nguyên không dùng riêng một loại chiêng dẹt hay chiêng có núm, mà luôn kết hợp chúng nhau, trong đó chiêng có núm - tức là cồng - đánh bè trầm, còn chiêng dẹt thể hiện giai điệu.

Trong các dịp nghi lễ, các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu, hoặc giai điệu một bè, mà còn hòa tấu đa âm. Cồng, chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có người còn áp dụng các kỹ thuật khác như chặn tiếng bằng tay trái, hoặc tạo giai điệu riêng trên một chiếc chiêng…

Mỗi bài chiêng có nhiều bè, trong đó, mỗi cá nhân sử dụng một cái chiêng. Bài chiêng quy định bao nhiêu chiêng thì có bấy nhiêu người sử dụng chiêng. Những người đánh chiêng phải nhớ rất rõ các tiết tấu của bài chiêng để khi trình diễn thì phối hợp với nhau một cách hài hòa, tạo nên những âm thanh trầm bổng, hào hùng.

Đồng bào Tây Nguyên có nhiều cách đánh cồng chiêng rất phong phú: Người Ba Na và người Gia Rai có phương pháp đánh chỉ điệu (một bài trầm đánh trên vài giai điệu), người Êđê đánh theo cách thức từng chùm, người M’Nông, người Chu ru, người K’Ho... đều có những cách đánh khác nhau.

b/ Nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Châu Ro (Tây Bắc)

Múa bà bóng, múa giã gạo, múa sàn sẩy gạo, múa cấy lúa, múa uống rượu.

Những điệu múa của người Châu Ro đa phần xuất phát từ những tín ngưỡng, hoặc những sinh hoạt cộng đồng. Ngoài cồng chiêng là linh hồn, là khởi nguồn của  âm nhạc Châu Ro, đồng bào Châu Ro còn có các nhạc cụ khác gắn liền với đời sống văn hóa, nhất là trong các mùa lễ hội, lễ cúng thần linh, khẩn cầu mùa màng bội thu.. như: Goong Chlog; Tuyl, Sển; kèn bầu, chinh, chập cheng…

Lễ hội cúng thần lúa (Yangri) vào tháng 2 âm lịch, lễ hội cúng thần rừng (Yangva) vào tháng 11 âm lịch, thì cồng chiêng là nhạc cụ không thể thiếu. cồng chiêng Châu Ro mang bản sắc riêng, không hòa lẫn với cồng chiêng của các dân tộc khác bởi âm hưởng nhẹ nhàng, thẳm sâu. Với người dân Châu Ro, cồng chiêng còn là thứ rất thiêng liêng, “mất cồng chiêng là không còn văn hoá của dân tộc Châu Ro nữa”.

“Đối với âm nhạc, cồng chiêng Châu Ro có một điều rất đặc biệt là tiết tấu của chiêng. Khác với tiết tấu của chiêng Tây Nguyên, của cồng chiêng Stiêng, tiết tấu của chiêng Châu Ro là âm điệu chính, nó điều khiển các nhạc cụ khác “đi” theo và mang cái hồn của từng điệu múa. Cồng chiêng như một vị thần hộ mệnh cho đồng bào Châu Ro. Từ lễ cúng Giàng, hay lễ vào mùa, vui ngày hội hay trong đám tang…  người ta đều sử dụng cồng chiêng.”  

c/ Nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Cơtu ở miền núi tỉnh Quảng Nam:

Điệu múa ya yá 

Múa ya yá được xem là “vũ điệu dâng trời”.tuyệt tác nghệ thuật, và là một biểu tượng của văn hóa truyền thống Cơtu.

Điệu múa đó bắt nguồn từ những động tác dâng lễ vật từ thời xa xưa. Lễ vật được mang trên tay là xôi, thịt, hoa, trái... để dâng mừng. Trên cơ sở hiện thực ấy, động tác dâng lễ vật theo quá trình phát triển lâu dài của lịch sử được nhân dân sáng tạo, cách điệu hóa lên thành nghệ thuật có trình độ thẩm mỹ cao.   Khi người ta dâng lễ vật, đầu và thân trên hướng vươn lên trang trọng, kính dâng.Kết hợp hài hòa cùng những bước nhảy xiến, nhảy trượt ngang, xoay lật nhún nghiêng, xoay lật nhấn nẩy, nhích quay lượn người... thể hiện dáng vẻ, đường nét tạo hình rất sinh động, tạo nên hình tượng nghệ thuật múa Cơtu thật mượt mà, thanh cao và đầy sức sống. Vũ điệu ya yá có kết cấu tổ hợp múa theo tính tiết tấu trên nền nhạc cồng chiêng với điệu dồn dập, lôi cuốn, tiếng trống cha gơr rộn ràng và múa theo tuyến gấp khúc nên mang lại hiệu quả tốt đẹp cho tác phẩm múa.  

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: