Múa chèo thuyền, múa nhảy chân sáo, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, múa xòe chiêng và múa then
Vùng Đông Bắc là vùng núi rừng gồm phần đất các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, một phần các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang. Cư dân các sắc tộc sinh sống nơi đây là người Tày, Nùng, Hmông, Dao, Hoa...trong đó người Tày là cư dân bản địa lâu đời nhất, có số dân đông nhất. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện qua các hình thức lễ hội cổ truyền. Đông Bắc trước hết là quê hương của hội lồng tồng (xuống đồng). Hội này là sản phẩm văn hóa của cư dân nông nghiệp Tày Nùng,. Hội tổ chức ngoài trời, trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Chủ trì hội làông thại đinh (người coi đình) hay người coi việc thờ cúng Thần Nông của bản. Tất cả các gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần đất, thần núi, Thần Nông và Thành Hoàng cầu cho mưa thuận gió hoà, chim muông, sâu bọ không phá hoại mùa màng, dân làng khoẻ mạnh.
Là lễ hội quan trọng nhất của vùng Đông Bắc nên mọi người đều mặc y phục sắc tộc đẹp nhất, các bà, các cô được tô điểm bằng đồ trang sức quí nhất.
Trên thửa ruộng xuống đồng, đàn tế Thần Nông và các thần khác được trần thiết. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ.. Ăn cỗ xong,thì các điệu múa được trình diễn kèm theo tiếng chiêng trống: múa chèo thuyền, múa nhảy chân sào múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo,múa xòe chiêng và múa then .