Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Các tình huống thường gặp khi quản lý cửa hàng quần áo

Đăng bởi Admin MARU | 07/07/2020 | 0 bình luận
Các tình huống thường gặp khi quản lý cửa hàng quần áo

Bạn có thể gặp nhan nhãn các cửa hàng quần áo, shop thời trang trên bất kỳ con đường nào, nhưng nếu tìm kiếm một tài liệu nào đó về cách quản lý cửa hàng quần áo, thời trang sao cho hiệu quả thì quả thật không dễ. MARU Fashion House xin chia sẻ các tình huống thường gặp khi quản lý cửa hàng quần áo tại bài viết này:

Số lượng hàng hoá nhiều, mẫu mã thay đổi nhanh

Đa phần các sản phẩm thời trang, áo quần là các mặt hàng thay đổi nhanh, nên lượng hàng về thường xuyên, thay đổi liên tục và thường một mẫu chỉ nhập về 1 vài lần rồi thôi.

Hàng không có mã

Cũng do đặc thù hàng về nhiều, đa dạng về mẫu mã màu sắc, lại chưa có công cụ hỗ trợ, nên chủ shop không đánh mã hàng để quản lý, hoặc đánh mã ko theo hệ thống, mã trùng nhau …

Chủ shop có thể giao lại cho nhân viên quản lý.

Thông thường chủ cửa hàng thời trang còn có thêm 1 công việc khác, hoặc một chủ có nhiều cửa hàng, nên họ phải giao lại của hàng cho nhân viên quản lý.

Các vấn đề thường gặp

Lệch kho, mất hàng

Cửa hàng thời trang thường thường bị lệch kho do:

  • nhầm hàng: các mẫu hàng gần giống nhau, nhân viên khó phân biệt, lệch giữa các size hoặc màu sắc của cùng một mẫu.
  • Mất hàng do khách hoặc nhân viên lấy

Nguy hại hơn hết là những sai sót này có thể không được nhận biết vì không có biện pháp kiểm soát đúng – kể cả khi chủ shop tiến hành kiểm kê.

Lệch tiền

Những sai sót về kho sẽ dẫn đến những mất mát về tiền. Những sai sót về tiền cũng xuất phát từ gian lận trong vận hành như gian lận chương trình khuyến mãi.

Ngoài ra sai lệch về tiền cũng xảy ra do phương pháp quản lý, kiểm soát. Cửa hàng giống như một doanh nghiệp thu nhỏ, với số lượng giao dịch hàng ngày lớn. Ngoài các hoạt động mua bán hàng, cửa hàng còn phát sinh các chi phí vận hành, điện nước, internet …

Phí khách, mất khách

“Chi phí bán hàng cho khách hàng cũ chỉ bằng 1/3 chi phí tìm khách hàng mới” – thống kê kinh điển này chắc chủ shop nào cũng đã biết. Tuy nhiên ứng dụng thực tế vào của hàng mình thì không có bao nhiêu cửa hàng làm được.

Như vậy, khách đến cửa hàng của bạn mua hàng, trừ khi bạn có mặt hàng cực kì xuất sắc, độc, mà khách khó có thể tìm ở nơi khác, hoặc vị trí cực kỳ đắc địa, thì có thể họ sẽ quay lại để tìm một mẫu mới trong tương lai. Ngược lại, khách có thể chọn hàng từ đối thủ cạnh tranh có dịch vụ tốt hơn.

Khó khăn

Kinh doanh áo quần hàng thời trang có lợi nhuận biên tương đối tốt, vì thế ở giai đoạn đầu, các chủ shop thường không chú ý đến các vấn đề “nhỏ” ở trên. Tuy nhiên khi cạnh tranh ngày càng cao, các chi phí ngày càng lớn thì mọi chuyện trở khó thở hơn. Đó cũng là lý do thời gian vừa qua, có rất nhiều cửa hàng đóng cửa.

 

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: