Mỗi dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đều có các điệu múa truyền thống độc đáo. Các điệu múa thuộc nhiều loại hình như dân gian, nghi lễ, sân khấu… Khi mềm mại, uyển chuyển, lúc lại sôi động, dồn dập, những điệu múa truyền thống chứa đựng nét văn hóa độc đáo của từng dân tộc. Các DTTS như M'nông, Ê đê, Cơtu, Tà ôi, Vân Kiều, Chăm, Khmer, Mông, Thái… có những điệu múa truyền thống riêng, trở thành bản sắc, văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Người Khmer có điệu múa rô băm múa theo kịch của truyện sân khấu cổ truyền, với trang phục đầu tư kĩ lưỡng, cầu kỳ. Đây là một trong những điệu múa nổi tiếng, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng Khmer |
Điệu múa uyển chuyển, nhẹ nhàng, đều đặn và quyến rũ hay còn gọi là vũ điệu dâng trời trong lễ hội của người Cơtu là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phụ nữ Cơtu mặc váy dệt bằng thổ cẩm, vai trần để lộ cổ đeo cườm, chân đi trần nhón gót lên kéo theo chiều kim đồng hồ |
Dân tộc Mông có điệu múa khèn dân gian trong các cuộc vui, trong hội hè và phiên chợ xuân. Điệu múa độc đáo, thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật cao, phải vừa thổi khèn vừa múa mà không được để khèn ngắt quãng |
Trong ngày hội vui, người M'nông, Mạ hay Ê đê có điệu múa xoang nhịp nhàng, vui tươi theo tiếng cồng chiêng |
Đồng bào Stiêng có điệu múa gặt lúa theo nghi lễ truyền thống, dựa trên nền nhạc gõ chiêng và thổi sừng trâu |
Phụ nữ dân tộc Thái vô cùng uyển chuyển với điệu múa bắt cá dân gian |
Múa trống đôi của người Chăm đòi hỏi phải là một cặp diễn tấu ăn ý. Thân mình luôn di chuyển, nhún nhảy, điệu múa như cuộc trò chuyện, tâm tình của đôi bạn Nguồn: Nguyễn Nam |