Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Múa mặt nạ Cheoyongmu - nét văn hóa lâu đời của Hàn Quốc

Đăng bởi Admin MARU | 05/10/2019 | 0 bình luận
Múa mặt nạ Cheoyongmu - nét văn hóa lâu đời của Hàn Quốc

Trong những vũ đạo truyền thống còn được lưu truyền và kế tục tới ngày nay của Hàn Quốc, thì múa mặt nạ Cheoyongmu là điệu múa có lịch sử phát triển lâu đời nhất. Truyền rằng, cách đây khoảng 1100 năm, dưới thời Silla thống nhất vào khoảng thế kỷ thứ IX, một lần, khi nhà vua cùng các quần thần trên đường tới vùng biển phía Đông, bỗng dưng trong phút chốc bốn bề trời đất mù mịt sương khói. Thấy vậy, các quần thần mới tấu với nhà vua rằng: Long Vương đang nổi giận và chỉ có thể làm người nguôi giận bằng việc thiện. Khi nhà vua vừa ban lệnh xây một ngôi chùa gần đó, thì lập tức sương mù liền tan biến và Long Vương ở biển Đông đã dẫn các con trai lên tấu đàn nhảy múa để cảm tạ ơn đức nhà vua. Đặc biệt, một người con trai của Long Vương đã quyết định lưu lại ở hạ giới. Đó chính là Cheoyong. Một hôm về đến nhà, Cheoyong phát hiện ra Yeokshin, vị Thần gieo rắc dịch bệnh, đang ngủ với vợ mình. Thay vì nổi cơn tam bành, Cheoyong lại nhảy múa ca hát. Trước lòng khoan dung của Cheoyong, Yeokshin (Thần dịch) đã xấu hổ quỳ rạp xin tạ tội và hứa là sẽ không xuất hiện ở bất cứ nơi nào mà Cheoyong có mặt. Từ đó trở đi, người đời vẽ tranh Cheoyong dán lên cửa ra vào để xua đuổi tà ma. Bài hát Cheoyong hát thủa đó có tên gọi là Cheoyongga, nhưng tới ngày nay nhạc phẩm này chỉ còn được lưu truyền phần ca từ. Cheoyongmu là vũ đạo cung đình thường do 5 vũ công đeo mặt nạ Cheonyong trình diễn. 

Trong tranh vẽ yến tiệc cung đình thời Joseon ở Hàn Quốc có khá nhiều bức miêu tả vũ điệu Cheoyongmu. Ngoài những buổi yến tiệc, Cheoyongmu còn là vũ điệu trong nghi lễ xua đuổi tà ma được múa vào đêm cuối năm. 5 vũ công trong điệu múa Cheoyongmu còn được gọi là “Obang Cheoyongmu” đại diện cho 5 phương hướng Đông - Tây - Nam - Bắc và trung gian trong vũ trụ, được thể hiện bằng 5 màu sắc trang phục là xanh - trắng - đỏ - đen và màu vàng. Mặt nạ Cheoyong nền đỏ, có mắt và mũi khá to. Động tác múa của các vũ công dứt khoát, linh hoạt, mạnh mẽ chẳng khác gì động tác của các võ công để ác quỉ nhìn thấy là đã thất kinh mà tháo chạy. Năm 2009, múa mặt nạ Cheoyongmu được tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong dân gian, các khúc hát của gánh diễn Pungmulpae hay điệu múa lên đồng Salpulri, cũng mang ý nghĩa xua đuổi bệnh tật, tà ác, rủi ro như vũ đạo múa mặt nạ Cheoyongmu trong cung đình. Vũ công múa vũ điệu Salpulri thường mặc trang phục trắng muốt với chiếc khăn trắng và dài. Động tác múa chậm rãi trong không khí tĩnh lặng. Dải khăn trắng vẽ trên không trung những đường nét uyển chuyển, càng làm cho không gian xung quanh thêm trầm lắng. Vũ điệu Salpulri là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia số 97 của Hàn Quốc.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: