Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Gam màu đặc trưng của phục trang xứ Huế

Đăng bởi Admin MARU | 12/09/2019 | 0 bình luận
Gam màu đặc trưng của phục trang xứ Huế

Điểm chủ đạo trong trang phục của người Huế là màu sắc. Và màu sắc thiên nhiên được xem là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều tới thẩm mỹ cũng như thị hiếu ǎn mặc của người Huế.

Ngoài ra, trang phục xứ Huế còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố lịch sử, đó là ý định lâu dài của chúa Nguyễn Đàng Trong muốn tạo ra cho “quốc gia” một phong tục riêng, một trang phục mang hồn dân tộc. Đến thời nhà Nguyễn, đặc biệt là dưới thời Minh Mạng đã bắt đầu “cấm mặc quần không đáy”, điều này cũng đã tạo ra tiền đề cho việc hình thành chiếc áo dài sau này, thành ra ở Huế cũng như miền Nam có nhiều phong tục ǎn mặc riêng, sớm mặc quần, ít dùng áo tứ thân, không quen mặc yếm, vấn tóc, đội khǎn vuông đen... như người xứ Bắc.

Đến giai đoạn sau, Huế cùng miền Nam sống dưới sự chia cắt và thống trị của Mỹ - Ngụy suốt 20 nǎm ròng, nhưng trong cội rễ sâu xa với bản sắc vǎn hóa truyền thống của mình, Huế đã không bị tập nhiễm cách ǎn mặc của lối sống ngoại lai,vẫn giữ được cung cách ǎn mặc riêng của mình.

Phụ nữ Huế vốn giản dị nhưng rất chỉnh chu. Khi ở nhà hay khi giao tế bình thường, họ ăn mặc giản dị nhưng vẫn tươm tất đàng hoàng. Khi đi làm hay đến nơi công sở cần tề chỉnh, nhưng vẫn không ra vẻ sang trọng, phô trương.

Cũng vì thế mà khi nói tới phong cách ăn mặc truyền thống của phụ nữ Huế, người ta thường nghĩ ngay đến chiếc áo dài Huế. Cũng là chiếc áo dài Việt Nam có nguồn gốc từ chiếc áo dài nǎm thân cổ truyền, trải qua thời gian đã có những sự cải biến lớn nhưng trong sự cải biến, cách tân ấy, Huế đã chọn cho mình một phong cách riêng: từ màu sắc, cách may, cho đến kiểu mặc... Chiếc áo dài Huế không dài còn chấm gót như áo của đất Sài thành, cổ áo cao vừa phải, giữa đôi tà áo không xẻ quá cao, một số được may theo lối thắt đáy lưng ong, tuy nhiên lại không quá bó sát vào người.

Đặc biệt, phong cách Huế cũng được thể hiện thông qua việc chọn các loại vải với nhiều màu sắc khác nhau, như: màu trắng hay đen tuyền, các màu nhạt như xanh trời, hồng phấn, màu vàng hoa mơ, hay tím nhạt... Nếu dùng vải hoa thì phụ nữ Huế chọn loại vải chỉ điểm vài bông màu đậm hay nhạt hơn màu vải một chút với cánh hoa mỏng mảnh, chứ không chọn các loại vải có hoạ tiết hoa quá lớn, quá sặc sỡ hay màu sắc vải nền quá tương phản với hoa.

Với đàn ông thanh niên và trung niên thì lại chọn áo xanh sẫm lót màu cổ đồng, không rực rỡ như màu đỏ, không chói chang như các màu vàng hay da cam cũng không dịu dàng và nữ tính như màu xanh nõn chuối hay màu tím hoa cà… Theo đó, đàn ông đứng tuổi thường dùng màu xanh nguyên thủy, tuổi càng trẻ, màu xanh càng sẫm lại...

Đối với các cụ già, râu tóc bạc phơ, tuổi thọ trên chín chục thì mặc áo dài màu đỏ bóng điểm những chữ thọ trắng trong. Các ông trẻ hơn mươi tuổi thì mặc áo dài chữ thọ màu xanh; trẻ hơn nhóm nữa thì mặc áo thọ vàng hay lục của lá non… Các màu này tạo ấn tượng vui, mạnh cùng với chữ thọ mang ý nghĩa mong mỏi các cụ khỏe mạnh, sống lâu, vui với tuổi già…

Trái lại, phụ nữ thường chọn cho mình những màu tươi tắn. Những cô gái trẻ, mặc màu càng tươi, nữ tính ẩn hiện trong màu áo, màu má phấn môi son hoà hợp, như: màu vàng hoa mơ, màu tím lục bình, màu lòng tôm, mỡ gà, màu xanh lơ, hồng nhạt, vàng mơ, tím phớt... Đó là những sắc màu tươi sáng, non tơ, hé mở tuổi xuân thì.

Những phụ nữ có tuổi hơn một chút, vẫn ưa thích những màu tươi, nhưng sắc độ đằm thắm và dịu mắt hơn. Các cụ bà thì chít khǎn nhiễu lục, mặc áo dài lá cam, áo cánh bên trong màu đỏ tía.

Thế giới quan Phương đông cho rằng: "Người nam thuộc dương, ánh sáng của mặt trời; người nữ thuộc âm, ánh sáng của mặt trăng". Họ cũng cho rằng: "màu đen và các màu có sắc độ tối sẫm đều thuộc về âm, còn màu trắng và sáng đều thuộc về dương". Thế nhưng, người phụ nữ Huế - khác với phụ nữ hai miền Nam Bắc gắn bó với màu đen, nâu bình dị - chọn màu trắng, màu sáng, là những màu đối lập với nữ tính, điều này không tạo ra sự xung khắc mà trái lại ngày càng trở nên ảo diệu hơn. Nét riêng này của nữ phục cổ truyền Huế được hình thành có lẽ bởi tâm hồn Huế đã hoà sắc với thế giới thiên nhiên bốn mùa hoa trái lung linh sắc màu.

“Sắc tím Huế không những đã tồn tại và lan toả khắp mọi nơi trong không gian mà còn hoà vào tâm hồn người dân xứ Huế một sắc màu sâu kín, dìu dặt, trầm ngâm và bạt ngàn thuỷ chung".

Bởi vậy, nữ lưu xứ Huế thường mặc màu này trong những lúc giao tế bình thường, hay trong những ngày kỵ giỗ hoặc sau khi đoạn tang. Còn nữ sinh Huế từ những năm 30 - 40 của thế kỷ này đã chọn màu tím làm đồng phục. Trong màu tím Huế dường như có cả một trời mộng mơ của tuổi xuân thì, của lòng thuỷ chung muôn thuở. Màu tím Huế ra đời từ trong sâu thẳm ý thức của người Huế.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: