Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Kế hoạch mở shop quần áo trẻ em từ A đến Z (P2)

Đăng bởi Admin MARU | 08/07/2020 | 0 bình luận
Kế hoạch mở shop quần áo trẻ em từ A đến Z (P2)

3. Thuê nhân viên

Việc đầu tiên là chúng ta cần tìm một nhân viên biết việc, nhanh nhẹn, nhiệt tình với công việc. Nhân viên quan trọng lắm nhé. Cái đầu của bạn khi làm chủ hãy để nó thảnh thơi để biết bạn nên làm gì, đừng có nghĩ rằng bạn ôm được tất cả kể cả bạn có không đi làm cơ quan. Còn khi bạn phải đi làm thì việc thuê nhân viên quá cần thiết rồi.

Tuy nhiên đúng là với thời điểm hiện nay, việc tìm nhân viên là vô cùng nan giải. Cái này ngay cả mình nhiều lúc cũng bó tay. Nhưng khẳng định một điều, nếu không tìm được nhân viên cứng, shop bạn không thế hoạt động tốt được đâu…

4. Trang trí cửa hàng quần áo

Tiếp theo chúng ta sẽ phải tính xem nên trang trí cửa hàng quần áo như thế nào, sao cho tiết kiệm nhất là vẫn đem lại hiệu quả cao nhất. Theo ý kiến của mình nếu có điều kiện chúng ta nên tự trang trí shop, tự đầu tư thời gian, chi phí sẽ giảm nhiều mà tâm huyết dồn cho shop sẽ có giá trị hơn.

Mỗi người có một ý tưởng riêng trong việc trang trí cửa hàng quần áo trẻ em, nhưng nhìn chung mình nghĩ cái mà shop cần có là một sự nổi bật. Biển quảng cáo bên ngoài cần ấn tượng và thật là sáng, thu hút người qua đường. Bước chân vào shop mình khuyên mọi người nên sơn tường màu sáng, và làm nhiều đèn, tông trắng nên nổi bật, vì lý do quần áo rất nhiều màu sặc sỡ, nếu bạn chọn một màu sắc cá tính cũng khó để làm nổi bật lên được tất cả các sản phẩm trong shop mình.

Khi làm giá bạn nên xếp sắp xen kẽ và khoa học, không nên để một không gian hoàn toàn là tủ xếp, một không gian hoàn toàn là treo mắc, hãy xen kẽ nó cho hợp lý. Phân chia khu vực treo đồ body, quần sooc, quần dài, áo váy, chân váy, tránh để tình trạng lộn xộn, cái dài cái ngắn trông rất xấu. Hãy nhờ bạn bè và người thân xung quanh để họ góp ý và tự làm nếu có thể.

5. Đi nhập hàng

Tiếp theo bạn cần tìm kiếm các mối lấy hàng quần áo trẻ em và chọn lựa sản phẩm về bán. Cái này tuỳ con mắt của mỗi người rồi. Tuy nhiên mình có chút lưu ý, khi cầm một số tiền đi nhập hàng bạn nhớ cân nhắc kỹ không phải tất cả những gì đẹp là những gì bán chạy nhé!

Các bạn hãy lấy cái bảng khảo sát mình đã tìm được để làm kinh nghiệm nhập hàng cũng như kết hợp với kinh nghiệm của mình khi đi chọn đồ cho con, cũng như tiêu chí chí mua sắm khu vực mình bán hàng.

Số lượng nhập tuỳ theo bạn dự định bán lẻ hay cả bán buôn, bán trực tiếp cho khách quen, vãng lai… Đừng quên kết hợp cả hình thức bán online trên mạng vì đây là nơi thu hút khách hàng tiềm năng rất tốt. Để bán online bạn chỉ cần tạo một website bán hàng, kết nối với mọi người trên các mạng xã hội và diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm và chào bán sản phẩm.

Rõ ràng nhập hàng số lượng nhiều bạn sẽ nhận được giá rẻ, và có được sự tin tưởng của khách hàng khi đến mua và giúp họ có nhiều sự chọn lựa…Tuy nhiên hạn chế của nhâp hàng nhiều là vốn tồn đọng và điều quan trọng liệu bạn có giải quyết được hết số hàng tồn đọng đó?

Điều này tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể do phương thức kinh doanh chưa hợp lý, giá chưa chuẩn, hay con mắt chọn hàng của bạn có vấn đề…lúc đó lại phải xem lại xem nó lỗi ở khâu nào và chỉnh khâu đó. Đừng nghĩ rằng mình bán hàng kém duyên, vì thực tế điều đó hầu như là không xảy ra.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: