6. Trưng bày sản phẩm
Khi đã lấy hàng về rồi cần bày biện sắp xếp vào shop như thế nào… Cái này tuỳ vào con mắt từng người, miễn sao sắp xép cho khoa học và đừng quên chọn chỗ trọng tâm để khách hàng chú ý chẳng hạn…
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị in túi ninong, in hoá đơn bán hàng, in card, in mác bắn vào áo để đính giá sao cho thật chuyên nghiệp và giúp đỡ bạn quản lý hàng, quản lý nhân viên.
Để đảm bảo an ninh đừng quên lắp một chiếc camera online để quản lý, dù bạn đi làm hay không thì cũng không phải lúc nào cũng trực tiếp ở cửa hàng được. Cái này sẽ giúp cho bạn xem xét thái độ làm việc của nhân viên, quản lý hàng hoá… Không phải 100% tuy nhiên mình nghĩ nó thật cần thiết đấy.
Nếu có điều kiện để đầu tư phần mềm quản lý bán hàng, máy quét mã vạch thì tốt quá rồi, nhưng nếu không có điều kiện bạn cũng vẫn có cách để khắc phục điều đó.
7. Khai trương cửa hàng
Đầu tiên cần chọn ngày đẹp, cái này tùy theo quan niệm mỗi người mà có thể cần hoặc không. Theo kinh nghiệm bán quần áo trẻ em của mình trước khi khai trương bạn nên lưu dấu ấn của shop với khách hàng trong ngày đó, nên đừng vội vàng.
Hãy lên chính sách thật cầu kỳ cho ngày này, chuẩn bị để làm sao càng nhiều người hưởng ứng nó càng tốt, vì sao ư? Khi người ta hưởng ứng nghĩa là shop bạn đã được quan tâm rồi, điều này làm nên sự thành công ban đầu mà rất quan trọng của shop bạn đấy.
Chính sách như thế nào và khi khách hàng có hứng thú hay không thì tuỳ từng người. Nhưng việc làm sao để nhiều người biết đến chính sách của shop thì bạn phải quảng cáo bằng nhiều phương tiện: báo điện tử, báo giấy, phát tờ rơi, quảng cáo cho bạn bè gia đình, cơ quan và tất nhiên nếu có mối quan hệ họ sẽ giúp bạn.
Lưu ý nữa là đừng tham lợi nhuận trong ngày khai trương, điều này sẽ làm bạn mất nhiều hơn được… Khi shop đã khai trương xong đừng nghĩ rằng bạn yên tâm ngồi chơi xơi nước. Giữ được khách mới là khó. Cái bạn cần nghĩ đến là làm sao khách đến một lần rồi thì sẽ quay lại và dẫn theo bạn bè… Nếu khách chỉ tới một lần rồi không quay lại nghĩa là shop bạn chẳng có ấn tượng hay thế mạnh gì cả. Bạn sẽ sớm phá sản mất thôi… Vậy phải làm thế nào?
8. Giữ hình ảnh của shop
Thứ nhất, thường xuyên chỉnh đốn và training nhân viên về thái độ bán hàng, tư cách bán hàng… Nhiệt tình nhưng không mềm mỏng, khéo léo nhưng không ép khách. Mang lại cho khách hàng sự thoải mái nhất khi ghé shop, bỏ tiền mà vẫn vui và muốn bỏ tiền thêm.
Thứ hai, thường xuyên bày biện sắp xếp hàng sao cho đẹp mắt, dễ tìm, dễ chọn, dễ kiểm hàng,…
Thứ ba, thường xuyên có các chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng vip, không phải là giảm giá mỗi khi hàng không bán được nhé, càng giảm thì càng ế, bạn giảm gía với ý nghĩa là cho khách hiểu, vì họ được coi trọng nên bạn ưu đãi cho họ chính sách đặc biệt.
Thứ tư, xin thông tin của khách hàng mỗi khi tới mua hàng, có những món quà hay lời chúc nhân các ngày đặc biệt của mẹ và bé. Bạn nhớ là đôi khi không tốn tiền đâu mà bạn sẽ có được nhiều tình cảm của khách hàng hơn. Nhưng hãy thật lòng và chân thành. Điều này sẽ giữ được tình cảm lâu dài trong suốt cuộc đời bạn.
Thứ năm, thường xuyên thông báo khi có hàng mới về.
9. Quản lý hàng hoá và quản lý nhân viên
Đừng nghĩ rằng nhân viên của mình ngoan, bạn có thể mất hàng với những nhân viên thật thà nhất, mỡ tới miệng mèo chẳng mèo nào không “ấy ấy”… Để giữ được nhân viên, đừng cho họ cơ hội lấy cắp hàng của mình.
Hàng nhập về nhất định phải vào sổ sách, hàng xuất ra cũng vậy. Bán hàng phải có hoá đơn cho khách. Yêu cầu khách hàng khi đổi hàng phải giữ hoá đơn và bất cứ vấn đề gì thì đều có thể liên lạc vào số điện thoại nóng của bạn in to đùng trên cái bảng đính vào tường chỗ dễ nhìn nhất:
“Để đảm bảo quyền lợi của mình, khi có bất cứ vấn đề về giá cả, về thái độ phục vụ, vui lòng quay số điện thoại nóng 098765…”
Cái này khá tiện lợi, làm nhân viên rất sợ điều này, khách cũng yên tâm hơn, gần gũi hơn và bạn có nguồn nắm bắt thông tin của khách nhiều hơn khi họ phản hồi.
Bạn hãy bán hàng đúng giá niêm yết, không mặc cả. Đặc biệt khuyên bạn nên kiểm hàng mỗi ngày (nếu có thể) hoặc ít nhất mỗi tuần một lần. Bạn nên xuất hiện ở cửa hàng hằng ngày vào những thời gian không nhất định, đừng có nghĩ là giao hết cho nhân viên, rồi có lúc hối hận không kịp.
Hãy cố gắng cùng nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng thường xuyên. Để biết tình hình shop, tình hình khách hàng, tình hình nhân viên. Biết là khá mệt mỏi, nhưng phải thật nỗ lực. Tốt nhất, nên sử dụng công nghệ để quản lý sự hiệu quả, bạn có thể sài phần mềm quản lý bán hàng Sapo để thắt chặt quản lý nhân viên, đơn hàng và kho hàng tốt nhất.
Luôn làm phong phú hàng hoá bằng cách có hàng mới thường xuyên và đồng thời giải tán hàng tồn liên tục để thu hồi vốn. Đôi khi chấp nhận lỗ chút ít nhưng bạn sẽ được nhiều hơn mất.