Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Khó như tìm trang phục thuần Việt trong thời hội nhập

Đăng bởi MARU Yến | 15/07/2020 | 0 bình luận
Khó như tìm trang phục thuần Việt trong thời hội nhập

Nếu như dư luận xã hội nhanh chóng đồng tình chọn chiếc áo dài làm trang phục truyền thống nữ, thì trang phục truyền thống nam lại vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải...

Vì thế, trong các sự kiện đối ngoại, Việt Nam chưa có quốc phục để mặc, gây nên nhiều tình huống khó xử. Không chỉ thế, trong điện ảnh, khi chiếu phim lịch sử Việt Nam ở nước ngoài, nhiều người cứ nghĩ là phim Trung Quốc, phim Đài Loan. Rõ ràng, trang phục thuần Việt đã trở thành là một vấn đề văn hóa lớn, nhất là trong thời hội nhập. Đó là lý do để cuộc tọa đàm về trang phục truyền thống Việt đã diễn ra tại Hà Nội ngày 29/9, do Trường Đại học Văn hóa phối hợp với nhóm di sản Đình làng Việt tổ chức

Có lẽ, đây là lần hiếm hoi vấn đề trang phục Việt được đặt ra nghiêm túc với cả một bộ sưu tập trang phục nam - nữ Việt truyền thống được trình diễn, là những bộ trang phục đã được sử dụng trong các phim lịch sử: “Trò đời”, “Long Thành cầm giả ca”, “Số đỏ”, “Lều chõng”, “Người cộng sự”…, giúp người xem hình dung được phần nào hành trình phát triển của trang phục truyền thống.

 
NSƯT Trần Lực trong trang phục truyền thống Việt.

Cuộc tọa đàm còn thu hút các tên tuổi trong làng điện ảnh như NSND Nguyễn Thanh Vân, NSƯT Trần Lực, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức (con trai nhà văn Kim Lân) vv… cùng nhiều nhà làm phim, nhà nghiên cứu và các ý kiến đều thống nhất rằng, đây là những trang phục truyền thống không thể làm đẹp và chuẩn hơn. Không chỉ thế, những họa sĩ, những khách mời, trong đó có PGS.TS. Nguyễn Văn Cương, họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật (Bộ VHTTDL) đều đến dự trong trang phục thuần Việt truyền thống.

Nỗi buồn và cả lo lắng thường trực của các nhà làm phim cổ trang về những trang phục lai căng khiến công chúng không cảm được nét văn hóa Việt khi xem phim Việt Nam, đã được nhiều nhà làm phim chia sẻ tại cuộc tọa đàm. Người Việt phải đặt ra những định hướng sao cho trang phục truyền thống của mình, là điều đạo diễn Nguyễn Thanh Vân nhấn mạnh.

 
Nhiều nhà nghiên cứu, diễn viên trong trang phục thuần Việt.

Lý giải những băn khoăn của khán giả khi xem phim Việt, đạo diễn Trần Lực cho rằng việc đó có lỗi của chính những người làm phim, người quản lý, bởi đã không tuyên truyền nhiều về trang phục truyền thống Việt Nam. Trong khi đó, truyền lại  chiếu quá nhiều phim cổ trang Trung Quốc, thành ra bộ trang phục truyền thống dân tộc trở nên xa lạ, bị ngại sử dụng ngay trên đất nước mình.

Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á cho rằng: Chúng ta làm phim lịch sử chứ không phải làm phim tư liệu và mục đích là chuyển tải được một khối lượng tư liệu lịch sử qua ngôn ngữ điện ảnh, chứ không phải người làm phim phải phục hồi nguyên vẹn lịch sử thời đó. Vì thế, bên cạnh những cố gắng tìm hiểu sâu sắc về lịch sử, người làm phim cũng không cần phải “rón rén” vừa làm vừa xem các nhà nghiên cứu nói gì. Quan trọng hơn cả là chuyển tải được mầu sắc và tinh thần lịch sử đến với người xem.

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, người đã thiết kế trang phục cho nhiều bộ phim cổ trang Việt như  “Trò đời”, “Long Thành cầm giả ca”, “Lều chõng”, cho rằng, trong nhiều bộ phim, trang phục là đạo cụ rất quan trọng, thể hiện được từng tính cách, hoàn cảnh, thành phần và từng tình huống của nhân vật. Vì thế, phải có sự cảm thụ sâu sắc, theo đuổi kỳ công mới đi đến được tinh thần Việt khi thiết kế các bộ trang phục cho các bộ phim. Trong điện ảnh, người nghệ sĩ có quyền sáng tạo trong thiết kế trang phục, nhưng vẫn phải giữ được hồn cốt của Việt Nam.

 

Tìm tiếng nói thống nhất trong trang phục truyền thống, cũng là mong muốn của Bộ VHTTDL. Bởi, theo họa sĩ Vi Kiến Thành, cuộc thi thiết kế Lễ phục Nhà nước cho đến nay vẫn không chọn được mẫu lễ phục nào, vì không có được tiếng nói đồng thuận, dù đã có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, văn hóa và lịch sử và các nhà thiết kế trang phục hàng đầu.

Nhiều nước qui định Đại sứ đến trình Quốc thư phải mặc trang phục truyền thống, nhưng các Đại sứ Việt Nam loay hoay không biết chọn trang phục nào. Có Đại sứ đành đi thuê một bộ vest đuôi tôm dài để mặc đến trình Quốc thư. Hoặc mới nhất, trong một chương trình giao lưu nghệ thuật ở Việt Nam, Bộ trưởng Văn hóa Hàn Quốc mặc quốc phục của Hàn lên giao lưu, còn Bộ trưởng Bộ VHTTDL và Bộ Ngoại giao Việt Nam thì mặc comple lên, quả không phù hợp! Vì thế, hy vọng tọa đàm sẽ thêm một tiếng nói để tháo gỡ những lúng túng trong việc chọn quốc phục hiện nay.

Với câu hỏi “tương lai nào của trang phục Việt truyền thống”, PGS.TS. Nguyễn Văn Cương cho rằng: Để duy trì truyền thống văn hóa, hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất là duy trì đánh giá và trở về với di sản của cha ông đã để lại là trang phục truyền thống. Đó sẽ là sự trở về vững chắc và mạnh mẽ khi chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề của thời hội nhập.

Đạo diễn Trần Lực cũng kêu gọi, là người Việt Nam, chúng ta phải tự hào, phải khao khát được mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Vì thế, hãy mặc trang phục truyền thống trong các sự kiện quan trọng. Chúng ta không tự tin, tôn trọng, yêu mến bản thân chúng ta thì đừng trông chờ người khác tôn trọng chúng ta.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: