Nhờ việc trau chuốt và chú ý đến từng chi tiết nhỏ trên bộ trang phục của các diễn viên, nhà thiết kế đã khiến người xem có cảm giác như được hòa mình vào bối cảnh của bộ phim
Nhà thiết kế: Ruth E. Carter
Kết hợp hoản chỉnh giữa các yếu tố siêu anh hùng, một chút thời trang đương đại nhưng vẫn giữ được văn hóa truyền thống của Châu Phi. Thậm chí đến những hình xăm, trang sức mà các diễn viên sử dụng đều được lựa chọn kĩ lưỡng.
Phantom Thread, 2017
Nhà thiết kế: Mark Bridges
Lấy bối cảnh sau Thế Chiến 2, khi mà hai ngành công nghiệp thời trang của Lodon và Paris nổi tiếng. Nhà thiết kế Mark Bridges đã phải nghiên cứu những kĩ thuật may nổi tiếng thời đó và kết hợp lại với nhau tạo thành trang phục của bộ phim.
Fantastic Beasts and Where to Find Them, 2016
Nhà thiết kế: Colleen Atwood
Chủ đạo là chiếc áo mà Newt Scamander mặc. Màu của chiếc áo là vô cùng đặc biệt hoặc như nhà thiết kế Colleen Atwood đã nói "màu xanh lam của chim công". Màu sắc này sẽ làm người xem liên tưởng đến bối cảnh của những năm 1920.
Mad Max: Fury Road, 2015
Nhà thiết kế: Jenny Beavan
Ngoài giải thưởng Oscar cho "Thiết kế trang phục đẹp nhất" thì bộ phim này còn được nhận 5 giải thưởng ở hạng mục khác. Ý tưởng trang phục là thời kì hậu tận thế, trang phục đơn giản nhưng hoang dã pha với một chút bụi bậm kết hợp cùng với phụ kiện kì quái.
The Grand Budapest Hotel, 2014
Nhà thiết kế: Milena Canonero
Bộ phim hiện đại nhưng lại chứa đầy màu sắc bắt mắt như thế giới cổ tích giống một kiểu châm biến, mỉa mai đầy ẩn ý. Tông màu chủ đạo là đỏ, hồng, vàng, vàng và tím. Vải nỉ là loại vải được sử dụng nhiều nhất trong phần trang phục.
Đối với những người tinh ý họ sẽ biết được loại vải này thường dùng làm trang phục quân đội nên nó mang ý nghĩa sâu sắc là: những màu sắc tươi sáng chỉ để che mắt người xem, chắc chắn sẽ có một chuyện gì đó vô cùng tồi tệ sớm xảy ra.
The Great Gatsby, 2013
Nhà thiết kế: Catherine Martin
Điều thú vị là vào năm 1974, bộ phim gốc cũng đã đoạt được giải thưởng "Thiết kế trang phục đẹp nhất". Ở bản phim 2013, các công ty như Prada, Tiffany & Cо., và Brooks Brothers đều tham gia vào quá trình thiết kế nên chúng ta sẽ dễ dàng thấy được sự hào nhoáng, xa xỉ, cường điệu hiện diện trên mỗi bộ trang phục.
Anna Karenina, 2012
Nhà thiết kế: Jacqueline Durran
Để tìm cảm hứng, Jacqueline đã phải xem đi xem lại những bộ phim từ năm 1980, vì ông cho rằng đây là thời điểm cho sự cân bằng hoàn hảo giữa sự nghiêm túc và nét lãng mạn. Có lẽ sự chính xác về trang phục trong thời điểm lấy bối cảnh của phim là không đúng hoàn toàn nhưng dù sao sự kết hợp tuyệt diệu này quả thật xứng đáng được tôn vinh.
The Artist, 2011
Nhà thiết kế: Mark Bridges
Trong trường hợp bạn chưa xem bộ phim này thì tôi xin tiết lộ nhỏ rằng đây là thể loại phim câm trắng đen. Từ trang phục, phụ kiện đến những khung cảnh trong phim đều thể hiện sự tôn vinh nét đẹp hoài cổ của thời đại phim câm. Khi được chiếu tại Liên hoạn phim Cannes, The Artist đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi.
Alice in Wonderland, 2010
Nhà thiết kế: Colleen Atwood
Các trang phục trong bộ phim này đã góp phần vô cùng quan trọng. Nếu nhìn kĩ vào chi tiết ren trên trang phục của Alice bạn sẽ thấy phần này hơi không ăn nhập gì với sự nhẹ nhàng toát ra từ chiếc đầm. Chi tiết nhỏ này lấy cảm hứng từ trang phục gothic kiểu Tim Burton, thể hiện rằng Alice không phải là một cô gái đơn giản.
The Young Victoria, 2009
Nhà thiết kế: Sandy Powell
Rất nhiều người không hiểu lý do tại sao bộ phim phải tiêu tốn quá nhiều kinh phí như vậy nhưng lại không có kỹ xảo đặc biệt gì hết. Thật ra, rất nhiều chi phí đã được dùng chỉ để đầu tư vào phần trang phục. Có 3 chiếc váy trong phim là bản sao chép hoàn hảo của trang phục mà nữ hoàng Victoria mặc: một cái để tang, một chiếc mặc trong đám cưới và bộ trang phục lộng lẫy trong lễ đăng quang của bà. Nhưng hài hước nhất là, 3 chiếc áo đầm đó chỉ xuất hiện trong phim chỉ vài giây.
The Duchess, 2008
Nhà thiết kế: Michael O’Connor
Đã có quá nhiều trang phục được thiết kế đến mức phải có một căn phòng riêng để chứa hết chúng. 30 cái trong số đó được chế tác dựa trên nguyên mẫu chính xác trong lịch sử.
Elizabeth: The Golden Age, 2007
Nhà thiết kế: Alexandra Byrne
Những chiếc váy mà nữ hoàng Elizabeth mặc đều tương đồng với cảm xúc của từng thời khắc xảy ra trong cuộc đời của bà. Lúc đăng quang bà sẽ mặc chiếc đầm màu đỏ cam thể hiện sự quyền lực và nét đẹp khác biệt giữa những người phụ nữ khác. Nếu trong cảnh phim mà nữ hoàng cảm thấy buồn bã, lo lắng thì chiếc váy sẽ mang màu sắc ảm đạm hơn.
Marie Antoinette, 2006
Nhà thiết kế: Milena Canonero
Bộ phim mang đậm phong cách Rococo mặc dù những chiếc váy không chính xác về mặt lịch sử. Nhà thiết kế đã giữ lại tổng thể của chiếc váy và loại bớt phần dư thừa. Thật thú vị khi Milena Canonero lấy cảm hứng màu pastel làm chủ đạo sau khi nhìn thấy mấy gói bánh quy hạnh nhân.
Memoirs of a Geisha, 2005
Nhà thiết kế: Colleen Atwood
Từ kiểu tóc, trang phục cho đến điệu múa truyền thống đều không giống với phong thái thật của các geisha thời xưa. Đó là lý do tại sao một số người Nhật không thích bộ phim này.
The Aviator, 2004
Nhà thiết kế: Sandy Powell
Tái tạo từ phong cách nghệ thuật từ nửa đầu thế kỷ 20, được gọi là kỷ nguyên của phim màu. Trong khoảng thời gian này các màu sắc như đỏ, xanh lá cây và xanh dương sẽ chiếm ưu thế.
The Lord of the Rings: The Return of the King, 2003
Nhà thiết kế: Richard Taylor và Ngila Dickson
Số lượng trang phục cho bộ phim này quả thực rất hoành tráng khi lên đến 19000 bộ. Frodo cần 64 bộ quần áo và Aragorn có 32 trang phục. Kì công nhất chính là những chiếc áo giáp đều được chế tạo y như thật. Dù với chiếc áo giáp đơn giản nhất có 13000 mắc xích thì cũng mất 3 ngày để chế tạo thành.
Chicago, 2002
Nhà thiết kế: Colleen Atwood
Toàn bộ vở nhạc kịch đại diện cho một kỹ nguyên nhạc Jazz mà trong đó những bộ trang phục là điểm nhấn. Các bộ quần áo từ bỏ những nét nữ tính để thêm phần mạnh mẽ, khiêu gợi và kèm theo phụ kiện là hoa thêu.
Moulin Rouge!, 2001
Nhà thiết kế: Catherine Martin và Angus Strathie
Còn có thêm 80 nhà thiết kế cũng tham gia vào khâu chế tạo 300 bộ trang phục. Quần áo được thiết kế theo phong cách vui tươi, quyến rũ với lông vũ kết hợp váy ngắn
Gladiator, 2000
Nhà thiết kế: Janty Yates
Về tổng thể nhà thiết kế Jany Yates đã có được ý tưởng từ Trajan’s Column ở Rome. Còn màu sắc và một số chi tiết bà đã lấy cảm hứng trong những bức tranh lịch sử của Alma Tadema.