Thập niên 90 là thời kì huy hoàng với bước chuyển mình trong các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, thời trang… Đặc biệt, với xu hướng thời trang quay vòng, những bộ cánh từng rất mốt trong thập kỷ 90 (bị thất sủng vào những năm 2000), đã trở lại làng mốt hiện nay. Nếu cũng bị thu hút bởi phong cách retro đầy thú vị, bạn có thể tham khảo những bộ phim dưới đây để học hỏi gu thời trang cực đỉnh.
13. Clueless (Rơi Vào Bẫy Tình -1995)
Ra đời vào năm 1995, cho đến nay, Clueless vẫn là một bộ phim tràn đầy cảm hứng thời trang đáng ngưỡng mộ. Hình ảnh cô nữ sinh thượng lưu do nữ diễn viên Alicia Silverstone thủ vai, súng sính trrong những chiếc mini juyp siêu ngắn, đồng phục kẻ caro phá cách, đi tất dài đến đầu gối, mặc áo crop top, jeans cạp cao, đeo vòng cổ choker hoa cúc…cho đến nay vẫn khiến các cô gái trẻ xốn xang.
Để tạo nên một làn sóng thời trang hấp dẫn phi thời gian đến vậy, nhà thiết kế trang phục Mona May đã phải lao tâm khổ tứ không ít. Trong thời đại khi mạng internet còn chưa phổ biến, May và êkíp làm phim đã phải đến từng buổi trình diễn thời trang ở châu Âu để mua trang phục, từ đó tạo thành những set đồ đỉnh cao như khán giả được thấy trên phim.
12. Boogie Nights (Đêm ăn chơi - 1997)
Thực ra, bộ phim sản xuất năm 1997 này lại lấy bối cảnh những năm 70. Trong phim, Paul Thomas Anderson xuất hiện với phong cách đậm chất thời đại trước với những chiếc cổ áo to quá khổ, vừa nhằm mục đích tăng mức độ thậm xưng để gây hài hước, vừa như một tuyên ngôn thời trang độc đáo.
Những nhân vật trong phim có tích cách không mấy dễ chịu, nhưng lại rất sành điệu. Nhờ đó, họ toát ra sự hấp dẫn ngay cả ở những điều lố bịch nhất.
11. Reservoir Dogs (Những Kẻ Phản Bội - 1992)
Trong booh phim được đánh giá là một trong những bộ phim độc lập vĩ đại nhất mọi thời đại, nhóm chống lại chủ nghĩa anh hùng đã gây ấn tượng mạnh với đồng phục suit màu đen tuyền, sơ mi trắng, kết hợp cùng cà vạt mảnh màu đen, giày đen, kính mắt đen và những mái tóc chải chuốt bảnh chọe.
10. White Men Can't Jump (1992)
Woody Harrelson và Wesley Snipes trông giống như hai anh hùng theo phong cách đường phố điển hình của vùng Bờ Tây nước Mỹ với những set đồ thể thao cực đặc trưng: áo phông in hình, sơ mi chim cò rộng thùng thình, quần đùi họa tiết, áo sát nát khoét lỗ cực sâu, giày thể thao hầm hố, tất cao cổ, mũ lưỡi trai…
9. The Big Lebowski (Bá Tước Lebowski - 1998)
The Big Lebowski là bản “anh hùng ca” cho bất kỳ người đàn ông nào từng tự tin diện áo choàng tắm đi ra ngoài phố. Trong phim, nhân vật Lebowski không bao giờ mặc vest bảnh bao hoặc trang phục được thiết kế sành điệu, nhưng ông ta đã thể hiện được tinh thần của khái niệm thời trang “athleisure”, thậm chí trước cả khi người ta nghĩ ra từ này.
(Athleisure có thể được hiểu là thường phục được thiết kế vừa để tập thể thao vừa có thể mặc cho nhu cầu chung, hiện đang là phong cách rất được ưa chuộng trên khắp thế giới)
8. Fight Club (Sàn đấu sinh tử - 1999)
Không chỉ là một bộ phim “gối đầu giường” của cánh đàn ông, Fight Club còn dùng thời trang để nói lên tuyên ngôn của mình, khi nhấn mạnh sự đối lập nảy lửa giữa một Brad Pitt bụi bặm, sành điệu, bất cần, ngoài guồng quay của luật lệ với áo sơ mi hoa, áo khoác da, và một nhân viên văn phòng tẻ nhạt, thiếu đam mê Ed Norton.
7. Fear and Loathing in Las Vegas (Run sợ ở Las Vegas - 1998)
Khỏi cần bàn cãi, cứ nhìn vào “quả mũ” bucket hat, áo sơ mi chim cò cổ và kính phi công của Johnny Deep là đủ hiểu! Vai diễn Hunter S. Thompson của nam diễn viên đã gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, khiến anh trở thành một biểu tượng thời trang trong lòng khán giả.
6. Empire Records (1995)
Với những nhân vật chính là các cô gái, cậu trai cá tính, cùng làm viẹc trong một phòng thu âm nhỏ, gu thời trang trong bộ phim cũng rất được chú trọng. Mỗi người đều sở hữu phong cách riêng biệt mang đậm bản sắc cá nhân và thể hiện tính cách, từ gợi cảm, “bánh bèo” đến nổi loạn.
5. Romeo and Juliet (Romeo và Juliet - 1996)
Trong vai anh chàng Romeo, Leonardo DiCaprio thời son trẻ đẹp trai đến nao lòng dù chỉ diện những chiếc áo sơ mi hoa. Khi cần lịch sự, anh chỉ khoác một chiếc blazer là xong. Đến tận năm 2017, phong cách này vẫn còn rất thời thượng.
4. Juice (1992)
Đây là bộ phim sở hữu phong cách thời trang có ảnh hưởng nhất thập kỷ, là khuôn mẫu của trang phục hip-hop và đường phố trong những năm sau đó.
3. The Talented Mr. Ripley (Quý Ông Đa Tài - 1999)
Góp mặt trong bộ phim là hai tài tử Jude Law, vai Dickie Greenleaf và Matt Damon, vai Tom Ripley với phong cách trái ngược. Trong khi nhân vật Ripley thường mặc trang phục cao cấp có phần ngột ngạt, già dặn, thì Ripley lại tỏ ra vô cùng yêu thích thời trang với những bộ cánh hợp mốt, bắt mắt, đa dạng từ áo sơ mi phối quần short, đến áo choàng hoa văn họa tiết thanh lịch.
2. Dazed and Confused (Bối Rối Và Sửng Sốt - 1993)
Cũng lấy bối cảnh từ những năm 70, thời trang của bộ phim xoay quanh các mẫu áo t-shirt in hình bích họa, hình lá cần sa, áo buộc vạt và quần jeans cạp cao ống loe... Tất cả mọi thứ về thiết kế trang phục của phim đều hoàn hảo.
1. Trainspotting (Lối sống đồi trụy - 1996)
Mỗi chàng trai trong bức ảnh từ cảnh phim đều sở hữu phong cách “chất phát ngất”. Áo cổ lọ phối với blazer, bomber jacket mặc cùng áo phông màu mè, tóc húi cua, tóc xoăn mì tôm… là những item không chỉ điển hình riêng cho thời trang thập niên 90, mà cụ thể hơn, đại diện cho thời trang thập niên 90 tại Anh Quốc.