Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Múa dân gian Việt Nam

Đăng bởi Admin MARU | 12/09/2019 | 0 bình luận
Múa dân gian Việt Nam

Từ nghệ thuật múa dân gian truyền thống…

Nghệ thuật múa Việt Nam từ khi hình thành đã mang dấu ấn của cư dân nông nghiệp gắn bó với thiên nhiên, muông thú với các vũ điệu tả cảnh sản xuất, săn bắn. Những hình ảnh đời thường đi vào múa được cách điệu hay đúng hơn là nghệ thuật hoá bằng tài năng của người nghệ sĩ. Cho nên nghệ thuật múa giữ vị trí quan trọng và là một thành tố trong văn hoá Việt Nam. Đời sống cộng đồng, cộng cảm được thể hiện rõ nét qua múa, vì nó không phải là sự diễn tấu của một người mà là hoạt động của một nhóm người sử dụng nghệ thuật để phục vụ quần chúng.

Thực tế rất khó định mốc được thời gian ra đời của nghệ thuật múa Việt Nam. Nhìn chung, các nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ thuật múa đã ra đời từ kho tàng diễn xướng dân gian (gồm cả phục vụ tín ngưỡng và nhu cầu thưởng thức của con người). Nếu như trước thế kỷ X múa thường được dùng trong tín ngưỡng, thì từ khi có nhà nước độc lập, nghệ thuật múa đã phát triển rộng hơn trong dân gian và được nâng cao về nghệ thuật bởi triều đình phong kiến. Hầu như phải đến dịp hội làng, tế lễ nơi tôn miếu, người nông dân làng xã mới có dịp thưởng thức nghệ thuật múa, nhưng nó đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, và chính họ lại tác động trở lại, phát triển múa dân gian.

Múa dân gian và múa cung đình phát triển trong những điều kiện không giống nhau và có cách tiếp cận riêng của từng loại. Điều đó chủ yếu phụ thuộc vào những người tổ chức, diễn viên và khán giả tiếp nhận. Đề cập tới múa dân gian có thể cho thấy sự phát triển của loại hình này và vai trò của nó trong lịch sử. Múa dân gian là loại hình nghệ thuật múa được biểu diễn trong quần chúng do những người diễn viên không chuyên biểu diễn. Bình thường họ là những người nông dân, khi hội làng, hội tế cần họ tham gia tập luyện và biểu diễn.

Triều đình phong kiến thể hiện sự quan tâm và có định chế rõ ràng để nhân dân thực hiện. Năm 1025, Lý Thái Tổ đặt chức quản giáp cho những người múa hát phục vụ ở làng xã, khi mở hội vào đám tế xuân. Thời kỳ này đã xuất hiện các phường múa do nhân dân tự tổ chức. Nhà Trần phát triển múa hát dân gian làm tăng tinh thần và hoà khí nhân dân, góp phân đoàn kết dân tộc. Nhưng vào thời hậu Lê, múa hát dân gian bị hạn chế, đặc biệt múa hát của các dân tộc thiểu số bị coi thường.

Đến thời Nguyễn, múa dân gian và cung đình đã tách rời nhau. Múa cung đình tập trung vào chức năng lễ thức hoặc biểu tượng vương quyền, còn múa dân gian được bảo lưu bằng những phong tục, lễ nghi.

Trong múa dân gian, nhóm cổ nhất được quy vào những điệu múa phản ánh lễ nghi nông nghiệp như: múa Chạy Cày, Tùng rí, múa Mo. Chúng là những điệu múa không có hát mà diễn theo nhịp trống chiêng với âm hình, tiết tấu khá đơn giản. Nhóm muộn hơn được sáng tác trong thời phong kiến dân tộc, gắn với tục thờ Thành Hoàng, anh hùng giải phóng dân tộc như điệu múa Dậm ( Thờ Lý Thường Kiệt), múa Dô ( Thờ Tản Viên và bộ tướng của ông), múa Xuân Phả (Pha trộn yếu tố cung đình và dân gian)…Nội dung múa dân gian có 3 điệu chính: Cầu thần linh hoặc chào hỏi, Sản xuất hoặc chiến đấu chống thiên tai, ngoại xâm; Tình yêu lao động.

…Đến sự kế thừa và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam trong thời kỳ mới

Bước sang thế kỷ XXI – thế kỷ của thông tin, khoa học, công nghệ, xu thế toàn cầu hoá trên các mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, đã và đang mở ra những cơ hội và thách thức mới. Cuốn theo vòng xoáy đó, văn hoá nghệ thuật nói chung, nghệ thuật múa nói riêng phải tìm cho mình những bước đi, hướng đi mới để thích ứng và phát triển. Vấn đề đặt ra cho những người làm công tác nghệ thuật múa là phải suy nghĩ, tìm tòi cái mới trong sáng tạo để những tác phẩm múa mang tính tư tưởng, thẩm mỹ và giáo dục cao, thể hiện được hơi thở, nhịp sống của ngày hôm nay. Có như vậy, nghệ thuật múa mới tồn tại và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng trong thời đại mới.

Phải biết coi trọng vốn múa dân gian, khai thác chọn lọc và phát triển chúng theo những quy luật thẩm mỹ của dân tộc . Đồng thời, phải biết vận dụng tiếp thu những ưu điểm từ hệ thống ngôn ngữ cùng phương pháp sáng tác của dòng múa ballet châu Âu và múa hiện đại phương Tây – cụ thể là sự linh hoạt, khoa học và có tính kỹ thuật, kỹ xảo của ngôn ngữ múa, cách kết cấu ngôn ngữ tổ hợp, câu, đoạn múa có tính phát triển, có cao trào trong tác phẩm, cấu trúc đề tài tác phẩm lôgic… Đặc biệt là những phương pháp tư duy trừu tượng nhưng gợi mở, được thể hiện thông qua tính tạo hình sâu sắc, giầu sức biểu cảm, được kết hợp với tính phức điệu cao trong một bố cục không gian đa chiều của dòng múa hiện đại phương Tây, sẽ là những sự tìm tòi mới lạ với những yếu tố bất ngờ lúc thuận, lúc nghịch tạo nên những giá trị thẩm mỹ mới, sự lôi cuốn, sức hấp dẫn đầy ấn tượng cho tác phẩm múa.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: