Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Múa tín ngưỡng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân

Đăng bởi Admin MARU | 09/10/2019 | 0 bình luận
Múa tín ngưỡng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân

Trong đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân có một loại múa đó là múa tín ngưỡng. Một số nhà nghiên cứu gọi đó là múa tín ngưỡng dân gian. Loại múa này tương đối phổ biến ở nhiều tộc người. Múa tín ngưỡng thể hiện cho các loại nghi lễ. Ví dụ, người Việt có múa tín ngưỡng hầu bóng, còn gọi là múa lên đồng. Đây cũng là một hình thái múa dân gian rất độc đáo. Loại múa này tồn tại, phát triển trong quá trình hình thành tục thờ Mẫu và đạo Mẫu ở Việt Nam. Múa hầu bóng là một bộ phận của chương trình lễ hội và nghi lễ đạo Mẫu. Nhìn từ góc độ ín ngưỡng thì động tác, điệu bộ của người múa thể hiện tếng nói, ý nguyện của thánh thần. Nét độc đáo của múa hầu bóng đó là (theo quan niệm dân gian) phần xác (ông đồng, bà đồng) là của con người, còn phần hồn là của thánh thần. Điều này nói lên sức tưởng tượng của con người rất lớn. Con người và thánh thần có thể gần gũi, hoà quyện với nhau.

Đây là lí do làm cho các động tác múa trong hầu bóng trở nên phóng khoáng và tự do hơn. Nếu nhìn từ góc độ nghệ thuật thì đây là yếu tố rất đặc biệt của múa hầu bóng. Ông đồng, bà đồng, ngoài những động tác múa mang tính quy ước cần phải thể hiện, còn có những động tác ngẫu nhiên xuất hiện ở thời điểm mà người ta gọi là nhập đồng (nhập hồn). Ông đồng, bà đồng thoạt đầu ngồi trong tư thế tĩnh, tập trung cao, người ngoài có cảm giác họ quên hết mọi sự vật xung quanh, chỉ còn tiếng đàn phách của cung văn và lời khấn tụng của con nhang, đệ tử. Dần dần, ông đồng, bà cốt bắt đầu đảo vòng, xoay tròn từ thắt lưng trở lên. Từ vòng nhỏ đến vòng to, từ tiết tấu chậm đến nhanh Âm nhạc, tiết tấu, lời ca càng dồn dập, thôi thúc, ông đồng, bà đồng càng xoay, đảo mạnh, càng ngây ngất, say sưa. Họ hất khăn đội đầu ra và thời điểm đó được gọi là nhập đồng (nhập hồn). Động tác múa lúc này không còn giữ được quy cách, khuôn định như ban đầu nữa. Tính ngẫu hứng được biểu hiện ở mức độ rất cao, có nghĩa là cùng một thời điểm, con người vừa trình diễn, vừa sáng tạo. Như vậy, trong môi trường nghi lễ, trong “thời điểm mạnh” cùng với sự tác động của khách quan (âm thanh, đàn, nhạc, khói hương và những người hầu đồng) thì ông đồng, bà đồng đã ngẫu hứng, sáng tạo mạnh hay nhẹ tuỳ theo cường độ, sắc thái, tiết tấu trong thời điểm đó. Tất nhiên, yếu tố chính vẫn là năng lực cảm nhận và biểu hiện của ông đồng, bà đồng. Như vậy, trong hoàn cảnh này, múa dân gian đã được đẩy lên ở một mức độ cao hơn.
 

Cấu trúc của múa hầu bóng thuộc loại múa đơn (solo). Đây là múa một người nhưng phải thể hiện những nhân vật, những giá đồng khác nhau. Vì thế, nó đòi hỏi ở người thể hiện phải có kĩ thuật, kĩ xảo nhất định. Khác với múa dân gian trong lao động, trong sinh hoạt... loại múa hầu bóng không phải ai cũng có thể múa được mà nó đòi hỏi cần có một “năng khiếu”, một sự luyện tập tương đối công phu, thậm chí phải có “căn đồng” mới có thể múa được. Ngoài lí do tín ngưỡng, múa hầu bóng phải tạo ra sức hấp dẫn, thu hút mọi người. Sức hấp dẫn là một trong những chức năng của nghệ thuật, do đó, có thể nói, múa hầu bóng còn mang yếu tố biểu diễn. Múa hầu bóng có môi trường hoạt động đặc biệt như chúng tôi đã phân tích ở trên. Nhìn từ góc độ chuyên môn thì đây là điều kiện khách quan để kích thích sự “thăng hoa” của người trình diễn.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đạo Mẫu, thờ Mẫu là một tục lệ đẹp của cộng đồng người Việt. Không chỉ ở miền Bắc mà ở miền Trung và miền Nam cũng đều có thờ Mẫu.

 

Hiện nay, những hoạt động lễ hội tương đối phát triển, thu hút khá đông quần chúng nhân dân ở khắp mọi nơi. Múa hầu bóng là một trong những sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng không chỉ diễn ra vào những dịp lễ hội mà còn phát triển bên ngoài của lễ hội, do một số cá nhân tự tổ chức. Đây là một hiện tượng múa dân gian rất độc đáo.
Ngoài múa hầu bóng của cộng đồng người Việt còn có một số điệu múa trong nghi lễ của một số tộc người như: người Mường có múa mỡi, múa mo, múa sắc bùa; người Tày có múa tung còn trong hội lồng tồng (xuống đồng), múa then, múa đi săn thú, múa chèo thuyền; người Thái có múa tín ngưỡng kinpangthen; người Dao có múa trong lễ cấp sắc, hát múa đám cưới, đám tang, múa Tết nhảy (nhì ang chằm đao); người Chăm có múa trong lễ hội Chà Và, múa trong lễ bóng, múa nhảy lửa, múa gậy, múa roi; người Khơ me có múa thày cúng, múa trống lễ (trống xayăm) cúng trăng, múa dây bông (slatho) v.v..

 

Như phân tích ở phần trên, múa dân gian có một cấu trúc mở, nó không bất biến và luôn thu nhận những yếu tố mới vào mình. Trong tiến trình lịch sử, qua nhiều thế hệ, nó được bồi đắp, bổ sung cho phù hợp và ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: