Được lưu truyền từ đời này sang đời khác với sự trân trọng và niềm tự hào sâu sắc, các điệu múa truyền thống của Thái Lan đang được giữ gìn và trường tồn theo năm tháng.
Ấn tượng ban đầu khi bạn được chiêm ngưỡng những điệu múa uyển chuyển của Thái Lan là sự điêu luyện và tài năng của các vũ công xinh đẹp người Thái, họ là những người truyền tải bản sắc dân tộc đến với bạn bè quốc tế.
Những điệu múa truyền thống của Thái Lan được ra đời cách đây rất lâum bắt nguồn từ triều đại Siam. Lúc này các điệu múa dùng để biểu diễn phục vụ vua chúa, hoàng tộc trong cung đình. Về sau những điệu múa điêu luyện này còn lan rộng và ảnh hưởng tới vùng Angko của Campuchia.
Vẻ đẹp của các điệu múa chính là sự khoan thai, thư thái chứ không hề vui nhộn và nhanh như các điệu múa phương Tây. Đó là vẻ đẹp tinh tế không ồn ào, nhưng cũng không yếu ớt. Hiện nay, nét đặc sắc này vẫn được người Thái bảo tồn và phát huy.
Múa cổ điển Thái có ba loại là Khon, Lakhon, Fawn Thai. Trong đó, Fawn Thai là điệu mua đòi hỏi kỹ năng phức tạp nhất nhưng cũng là điệu múa được yêu thích nhất.
Múa cổ truyền Thái là sự kết hợp tuyệt vời của những bộ trang phục truyền thống kiêu sa, với các trang sức lấp lánh sang trọng, được khóac lên mình những cô gái vũ công xinh đẹp, đằm thắm, dẻo dại đầy hấp dẫn cùng những bước chân điêu luyện, hòa cùng điệu nhạc đã làm nên một điệu múa cổ truyền Thái hoàn mỹ, tượng trưng cho tấm lòng chân thật, đôn hậu và mến khách của người dân nơi đây, tùy vào mục đích của từng buổi lễ mà các màn múa cũng truyền tải tâm nguyện về sự hạnh phúc, ấm no hay cầu mong sự bình an cho nhân dân. Trong bài viết này, hãy cùng Maru tìm hiểu về điệu Khon đầy độc đáo .
Múa Khon
Diễn viên
Diễn viên của đoàn "Khon" thường chia làm bốn loại: một loại chuyên đóng vai nam, một loại chuyên đóng các vai nữ, có loại chuyên đóng các vai quỷ và các vai Siman được chuyên môn hóa cao độ trong các vai của mình, cho nên khi đã tập vai nào rồi, họ không được tập các vai khác. Mỗi diễn viên luyện tập các vai diễn của mình rất công phu từ lúc mới sáu hoặc bảy tuổi. Vì vậy, khi diễn bao giờ họ cũng thu được những kết quả tốt đẹp.
Trước thế kỷ 19, diễn viên kịch Khon chủ yếu là đàn ông. Sau đó, phụ nữ mới bắt đầu tham gia các vai diễn. Ngày nay, Khon hiện đại chứa đựng nhiều yếu tố từ nai lakhon bao gồm cho nữ biểu diễn nhân vật nữ mà theo truyền thống được thực hiện bởi những người đàn ông. Trong khi nhân vật yêu tinh và khỉ vẫn còn đeo mặt nạ, hầu hết các nhân vật của con người thì không.
Mặt nạ
Các mặt nạ muôn màu, muôn vẻ về kích thước, hình dáng, màu sắc, phù hợp với tính chất quy ước cho từng nhân vật cụ thể trong khi diễn. Sân khấu Khon của Thái Lan có tới 30 mặt nạ các nhân vật là người, 100 mặt nạ quỷ... Tại sao họ lại đeo mặt nạ? Vì, dùng mặt nạ để một diễn viên cũng có thể diễn tả được các loại thánh thần, ma quỷ, đạo sĩ, quý tộc…
Chiếc mặt nạ Khon được vẽ rất sắc sảo. Nó là yếu tố quyết định cho các bộ trang phục lộng lẫy được sử dụng trong hình thức múa cổ điển mang phong cách của Thái Lan được biết đến với tên gọi là Khon. Điệu múa Khon điển hình thường kể lại một tình tiết nào đó trong sử thi Ramayana của đạo Hindu. Thế nhưng, hiện nay, mặt nạ Khon cũng được sử dụng như là vật trang trí được trưng bày trong nhà và thậm chí xuất hiện tại nhiều nhà hàng Thái Lan ở nước ngoài.
Mỗi nét văn hóa đều mang nét đặc trưng của nó và mặt nạ Khon luôn mang hơi thở của cuộc sống có thể được xem là hình ảnh tiêu biểu nhất của văn hóa Thái Lan.
Các điệu múa
Bên cạnh mặt nạ, múa tạo ra sức hấp dẫn chính cho Khon, động tác múa của Khon đẹp, hùng dũng, thiết tha, dứt khoát và gợi cảm. Trong khi diễn, diễn viên chỉ múa chứ không nói hoặc hát, toàn bộ nội dung và lời thoại do ban đồng ca hát vọng ra từ trong hậu trường, kịch bản của Khon chủ yếu lấy từ các tác phẩm Ramakien.
Các động tác múa và kịch Khon gợi cảm, rất đẹp. Múa trong sân khấu Khon được chú ý, các động tác, các điệu múa cần phải chuẩn xác, khỏe đẹp, hùng dũng và dứt khoát, đặc biệt trong cái cảnh chiến đấu. Điểm nổi bật trong kịch Khon là các vai của tạo hình sân khấu này đều do nam đóng, kể cả các vai nữ.
Múa, khởi phát từ trái tim, dâng lên ánh mắt, truyền ra cánh tay, bốc thành ngọn lửa thiêng và tỏa sáng trên đôi bàn tay, mang ý nghĩa đốt cháy và hủy diệt mọi phiền não, tới khi toàn thân và cánh tay rung động, vươn cao thì cái Tiểu ngã hạn hẹp thoát ra khỏi con người để hòa vào cái bao la của Đại ngã... Khi múa các ngón tay của vũ nữ luôn hướng lên cao, như là ngọn lửa thiêng bùng cháy...
Có ý kiến cho rằng điệu múa truyền thống Khon được du nhập từ đất nước Ấn Độ sang Thái Lan vào khoảng thế kỉ thứ X và được phát triển từ một nghi lễ tôn giáo của đạo Hindu thành một dạng kịch mang tính giáo lý ở cung đình hoàng gia Thái Lan. Là một hình thức văn hóa dân gian đặc sắc tương đương với loại hình sân khấu truyền thống Kabuki của Nhật Bản, Khon đã được biểu diễn trong nhiều sự kiện xã hội quan trọng. Thế nhưng, giống như nhiều truyền thống cổ xưa khác, hiện tại loại hình nghệ thuật này đang phải đấu tranh để được tồn tại.
Với nội dung phong phú đa dạng thể hiện tinh thần dân tộc và mang đậm màu sắc văn hóa đã khiến múa Thái trở thành đặc sản trứ danh. Hình ảnh các cô gái xứ sở chùa vàng duyên dáng bên các bộ trang phục lộng lẫy, uyển chuyển lắc người theo tiếng nhạc du dương đã khiến không ít khách du lịch Thái Lan say đắm.