Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Ngọc Tuấn - người mặc áo cho nhân vật sân khấu

Đăng bởi MARU Yến | 17/07/2020 | 0 bình luận
Ngọc Tuấn - người mặc áo cho nhân vật sân khấu

Nhân vật trong các vở kịch của Sân khấu IDECAF thường được mặc những bộ trang phục đẹp lung linh do một người tay ngang, không được nhiều người biết đến, tạo ra

Quá đẹp! Quá bất ngờ! Nhiều người cũng nghĩ như tôi: "Đi xem trang phục của Sân khấu cổ tích IDECAF thôi đã gần đủ tiền vé!". Những câu chuyện cổ tích trên sân khấu IDECAF bao giờ cũng hấp dẫn và lộng lẫy. Trong đó, những nàng công chúa, chàng hoàng tử, mụ phù thủy… cứ hiện lên xinh xắn và thú vị qua những chiếc áo đầy sức tưởng tượng bay bổng. Chàng trai đã làm nên những chiếc áo ấy không ai khác là Ngọc Tuấn, người dường như không có tuổi, cứ trẻ mãi với thời gian…

Mơ mộng cùng con trẻ

Nhìn gương mặt của Tuấn, không ai nghĩ anh là một nghệ sĩ bởi rất bình thường, dễ lẫn trong đám đông. Bề ngoài giản dị vô cùng, vậy mà trong con người ấy chứa đựng một tố chất nghệ sĩ đến lạ. Giờ anh đã ở tuổi 50, vẫn đầy sức sáng tạo và thấp thoáng chất trẻ thơ trong giọng nói tiếng cười. Thì vậy, Ngọc Tuấn vẫn mặc áo cho những công chúa, hoàng tử, làm sao mà già cho được!

Chính trong cái chất trẻ thơ ấy, Ngọc Tuấn vẽ ra biết bao nhiêu kiểu trang phục cho nhân vật cổ tích do mình tưởng tượng. Điều này không phải nhà thiết kế nào cũng làm được, đặc biệt trang phục cho những nhân vật thú thì rất hiếm người chạm vào.

Ngọc Tuấn - người mặc áo cho nhân vật sân khấu - Ảnh 1.

Ngọc Tuấn (phải) với mẫu thiết kế trong chương trình "Ngày xửa, ngày xưa 31" của Sân khấu IDECAF

Ngọc Tuấn đúng là "của báu" ở Sân khấu IDECAF. Sân khấu này thật sự rất "cưng" Ngọc Tuấn, tạo điều kiện cho anh tha hồ sáng tạo. Ngọc Tuấn cũng yêu thương ngôi nhà IDECAF, tận lực làm việc, tiết kiệm tối đa cho sân khấu này, không hề ỷ thế làm eo. Bởi với anh, ở đó còn là câu chuyện dài về tình nghĩa: "Ngày xưa, tôi là diễn viên múa cùng thời với Tấn Lộc. Gặp Huỳnh Anh Tuấn, anh kéo tôi về Đoàn Múa rối TP HCM làm vài năm. Khi anh thành lập Sân khấu Kịch IDECAF, tôi cũng theo luôn. Tôi tham gia diễn rối, dựng các màn múa nhưng vì thiếu người nên mon men làm thử trang phục. Ai ngờ làm ra coi cũng được, vậy là được giao luôn".

Kịch IDECAF thành lập 22 năm, cũng chừng ấy năm Ngọc Tuấn theo nghề thiết kế trang phục cho nhân vật vở diễn. Mỗi ngày anh càng sáng tạo hơn, giỏi nghề hơn. "Tôi có thuận lợi là diễn viên múa nên biết các động tác nào sẽ làm căng vải, nghệ sĩ không thoải mái. Tôi chọn những loại vải và vẽ kiểu cho phù hợp. Có lần, nghệ sĩ Thành Lộc đóng vai con tôm, khi diễn xong, mồ hôi ướt cả người. Tôi thương quá, nhất định phải tìm chất liệu khác để may thay thế. Tôi cố gắng cải tiến sao cho anh em nghệ sĩ thoải mái nhất khi diễn. Chỉ khổ là khi làm trang phục cho các con thú phải dùng những vật liệu như mouse, giấy, nhựa, để định hình đường nét. Nếu thấy nóng nực thì phải nghĩ cách xẻ làm sao cho có những khoảng hở để nghệ sĩ mát hơn" - anh bộc bạch.

Khi thiết kế cho các vở kịch lấy bối cảnh Thái Lan, Campuchia, Nga, Nhật, Trung Quốc hay các nước phương Tây…, Ngọc Tuấn thường làm khán giả ồ lên thích thú. Anh quan sát và tìm tòi, học hỏi từ tư liệu nhưng phải "phăng" thêm rất nhiều mới gọi là sân khấu. "Phăng" làm sao cho đúng với văn hóa quốc gia đó nhưng lại phải bay bổng, phong phú thêm lên.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: