Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Những điều nên biết về Haute Couture – Linh hồn của thời trang cao cấp

Đăng bởi MARU Yến | 13/07/2020 | 0 bình luận
Những điều nên biết về Haute Couture – Linh hồn của thời trang cao cấp

Haute Couture là nơi các NTK thỏa niềm đam mê sáng tạo, là cơ hội thưởng lãm những bộ cánh xa hoa bậc nhất. Trước khi có một mùa mốt thăng hoa cùng thời trang, hãy nhìn lại bức tranh thời trang cao cấp trong lịch sử 2 thế kỷ.

Khi mùa Haute Couture đến, giới mộ điệu được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập thời trang mãn nhãn đến từ nhiều thương hiệu đình đám. Để đánh dấu một mùa mới sắp bắt đầu, sau đây là một số điều cơ bản bạn cần biết về giấc mơ thời trang cao cấp đến từ Pháp.

HAUTE COUTURE ĐƯỢC QUY ĐỊNH BỞI CHÍNH PHỦ

Nếu dịch sát nghĩa, trong tiếng Pháp, “couture” nghĩa là “may quần áo” và “haute” nghĩa là “cao cấp”. Mặt hàng cao cấp này chỉ được sản xuất một món cho một khách hàng đặc biệt. Được sáng lập vào thế kỷ 19, Haute Couture là một tước hiệu đặc biệt được tạo ra bởi Chính phủ Pháp. Vào mỗi năm, Chambre Syndicale de la Haute Couture (Nghiệp đoàn may đo cao cấp) sẽ đưa ra một danh sách các nhà thời trang chính thức đáp ứng được những yêu cầu sau.

Để trở thành thương hiệu thời trang chính thức của Haute Couture, các thành viên phải đáp ứng đầy đủ một số điều kiện. Họ phải thiết kế quần áo theo đơn đặt hàng của khách hàng tư nhân, có hơn 1 mẫu thử và sử dụng xưởng may có ít nhất 15 nhân viên làm việc toàn thời gian.

Ngoài ra, các thành viên còn phải có 20 nhân viên kỹ thuật toàn thời gian tại một trong các xưởng. Cuối cùng, các nhà thời trang thuộc Haute Couture phải trình làng một bộ sưu tập không dưới 35 mẫu thiết kế đến công chúng vào mỗi mùa trong năm, vào tháng 1 và tháng 7.

Nếu không đáp ứng được các điều kiện trên, thương hiệu thời trang sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách. Điều này đã xảy ra với nhà mốt Givenchy vào mùa Xuân – Hè năm 2013. Chưa có một thương hiệu nào, dù có uy thế đến đâu, có thể phá vỡ được các quy tắc được đưa ra từ năm 1945 này.

elle viet nam thời trang cao cấp 4

COUTURE VÀ HAUTE COUTURE KHÔNG PHẢI LÀ MỘT

Người ta thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm Couture và Haute Couture. Nếu Haute Couture nghĩa là may đo cao cấp và được thành lập bởi chính phủ Pháp, Couture chỉ được dùng để nói đến những trang phục được chế tạo thủ công và có một không hai.

CÁC THÀNH VIÊN CỦA HAUTE COUTURE

Năm 1946, có tới 106 thành viên trong danh sách Haute Couture. Tuy nhiên, vào thời kỳ hậu thế chiến thứ 2, rất nhiều thương hiệu không thể đáp ứng các điều kiện mà Haute Couture đưa ra. Họ buộc phải sản xuất hàng loạt và giảm lượng khách hàng cho dòng thời trang cao cấp.

Tính đến hiện tại, danh sách trên website chính thức Haute Couture của Pháp có những cái tên tiêu biểu như:

  • Chanel
  • Christian Dior
  • Givenchy
  • Louis Vuitton
  • Ralph & Russo
  • Hermès
  • Elie Saab
  • Versace
  • Valentino
  • Saint Laurent
  • Balmain

NHÀ MAY CHÍNH LÀ NỀN TẢNG

Các nhà thời trang cao cấp quản lí và chia các nhà may theo từng nhiệm vụ cụ thể. Trong bộ phim tài liệu Dior and I, nhà may của Dior được chia thành nhà flou (dành cho trang phục chất liệu mềm như váy) và nhà tailleur (đối với đồ suit và đồ may) .

Trong mỗi nhà may, các nhân viên làm việc chính được giám sát bởi một người đứng đầu. Người này cũng đảm nhận quản lý các buổi thử đồ vì các thương hiệu phải cung cấp mẫu thử cho khách hàng. Đối với một vài thương hiệu, như Christian Dior, mỗi trang phục yêu cầu ít nhất 3 mẫu thử.

NGƯỜI XEM LÀ KHÁCH HÀNG

Ngoài sự tham dự thường xuyên của báo chí, chiếm đa số người xem là các khách hàng hoặc người đại diện cho họ. Marjorie Harvey, vợ của người dẫn chương trình nổi tiếng Steve Harvey, là một khán giả trung thành của thời trang cao cấp bên cạnh nhiều cái tên lớn khác như Daphne Guinness, Lynn Wyatt và tác giả Danielle Steel. Không phải khách hàng nào cũng được mời, nhưng những người chịu chi nhất và người có gia thế cao nhất vẫn thường có mặt tại buổi biểu diễn.

CHANEL LÀ THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG CAO CẤP LỚN NHẤT

Nếu bạn có thắc mắc vì sao buổi trình diễn của Chanel luôn dài nhất, đó là vì số lượng nhân công làm việc tại nhà may của hãng. Mỗi trang phục thường được tạo ra bởi một nhóm chính, từ số lượng trang phục xuất hiện tại buổi diễn, ta có thể thấy quy mô nhà may của Chanel lớn đến đâu.

Trong khi Dior chỉ có 2 thì Chanel có tới 4 nhà may, bao gồm 2 nhà may cho chất liệu mềm và 2 nhà cho chất liệu dày. Có nhiều bộ sưu tập, ví dụ điển hình là mùa Xuân 2015, được tạo nên từ bàn tay của 100 thợ may.

elle việt nam thời trang cao cấp haute couture 7

NHỮNG SÀN DIỄN ẤN TƯỢNG TẠI HAUTE COUTURE

Haute Couture chính là “sân khấu” để các nhà thiết kế thể hiện khả năng sáng tạo vô tận. Ngoài những trang phục cao cấp bậc nhất, sàn diễn thời trang tại Haute Couture cũng thuộc một đẳng cấp khác với vô vàn những chủ đề như sòng bạc Casino, khoang máy bay, khu rừng nhiệt đới…

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: