Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Phục trang thời Nguyễn rực rỡ trong phim Phượng Khấu

Đăng bởi MARU Yến | 15/07/2020 | 0 bình luận
Phục trang thời Nguyễn rực rỡ trong phim Phượng Khấu

Thời gian vừa qua, Phượng Khấu là một cái tên đã thu hút được sự quan tâm từ đông đảo khán giả Việt, nhất là những người có niềm yêu thích với lịch sử Việt Nam. 

Phượng Khấu là phim thuộc thể loại dã sử, cổ trang, cung đình gồm nhiều phần của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh. Bộ phim lấy bối cảnh thời Nguyễn, kể về cuộc đời của Phạm Thị Hằng (tên gọi trong phim là Phạm Hiệu Nguyệt) - phi tần của Hoàng đế Thiệu Trị, người sau này trở thành Từ Dụ Hoàng thái hậu - một trong những bà hoàng nổi tiếng nhất triều Nguyễn. Song bỏ qua những chi tiết thâm cung bí sử hay những tranh đấu nơi hậu cung mà người phụ nữ này trải qua, bài viết sẽ nói về một điểm đáng chú ý hơn cả của bộ phim - phần phục trang với sự đầu tư đầy tâm huyết của nhóm thiết kế Ỷ Vân Hiên. 

Trang phục hoàng gia trong Phượng Khấu đầu tiên phải kể đến những bộ triều phục như dành cho Hoàng thượng, Hoàng hậu và Hoàng Thái hậu với màu vàng chủ đạo và có thêu Rồng (Long bào dành cho Vua) hoặc Loan, Phượng (Phượng bào dành cho Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu). Từng đường Rồng, nét Phượng trong những bộ triều phục này đều được nhóm thiết kế Ỷ Vân Hiên dày công tìm hiểu và cố gắng thể hiện sao cho đúng nhất với họa tiết được thêu trên áo bào thời Nguyễn. 

Hoàng đế Thiệu Trị (do NSƯT Thành Lộc thủ vai) đăng cơ với Long bài oai nghiêm

Nhân Tuyên Thái Hoàng Thái hậu (do NSƯT Lê Thiện thủ vai) trong bộ Phượng bào

Nếu như Long bào, Phượng bào hay áo giao lĩnh, áo ngũ thân đã trở nên quá quen với khán giả khi xem phim cổ trang trước đây, thì ở Phượng Khấu, người xem sẽ được chiêm ngưỡng thêm hai loại áo khác khá đặc biệt, cũng rất phổ biến ở thời Nguyễn là áo tấc và áo Nhật Bình. Áo tấc là loại áo phổ biến dành cho nam nhân ở mọi tầng lớp thời kỳ này, thường được mặc trong những dịp trọng đại. Áo hơi giống áo ngũ thân, tuy nhiên phần tay áo rộng hơn, tà áo dài có quá gối một chút. Áo may theo kiểu cổ áo viên lĩnh - cổ tròn, nhưng được nối thêm một đoạn vải cao tầm 4-5cm đứng lên ôm lấy cổ, nên cũng có khi được gọi là áo cổ đứng.

NSƯT Thành Lộc trong trang phục áo tấc

Áo tấc (vị trí ngoài cùng bên phải)

Dàn diễn viên trẻ của Phượng Khấu trong trang phục áo tấc (vị trí số 1, 3, 4 và 7 từ trái sang) và áo ngũ thân

Độc đáo nhất phải kể đến áo Nhật Bình. Đây là loại thường phục dành cho Hoàng Thái Hậu, Hoàng hậu, Công chúa và đồng thời là triều phục của các Phi tần và mệnh phụ phu nhân. Họ mặc trang phục này khi thực hiện các lễ tiết trong cung cấm. Áo có nguyên mẫu là áo Phi Phong thời Minh, xẻ cổ, đối khâm, cổ áo to bản tạo hình chữ nhật trước ngực, hai tà áo đối xứng nhau trước ngực, may cặp theo mép áo và gài lại khi mặc. Thân áo như một bức tranh khi được trang trí với thể thức hoa văn chính là dạng tròn khép kín rải đều khắp, đan cài cùng hình phượng múa, hoa lá có đính thêm các hạt tuyến. Ở tay áo có dải màu ngũ hành: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ. Áo Nhật Bình thường khoác ngoài áo cổ đứng tay chẽn mặc lót trong. Nhật Bình dành cho Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu có màu vàng chính sắc, đôi khi là cam, của Công chúa có màu đỏ, Nhị giai Tần là màu xích đào, Tam giai Tần màu tím chính sắc, Tứ giai Tần thì là màu tím nhạt. Khi mặc người ta thường chít khăn vành lên đầu, vấn từ 40 đến 50 vòng tùy theo phân cấp thứ bậc.

Tên gọi Nhật Bình là vì hoa văn ở cổ áo khi ghép lại sẽ thành một hình chữ nhật
ở trước ngực

Các họa tiết có dạng hình tròn khép kín, đan xen cùng hoa lá trên áo

NSND Hồng Vân trong trang phục áo Nhật Bình

Sự đầu tư về phục trang của Phượng Khấu còn đến từ chất liệu đa dạng: có chất vải thô, đũi cho tầng lớp dưới, có các dòng cao cấp như lụa, sa, the, gấm cho vua quan, phi tần... Các chất liệu, ngoài việc được đặt dệt riêng từ những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong nước, còn được nhập ngoại từ các nguồn chất lượng như Trung, Hàn, Thái Lan,... Nhóm thiết kế đã tìm dùng những chất liệu cổ, đồng thời may mới tất cả thay vì sử dụng phục trang có sẵn và chọn thêu tay những bộ phục trang chính, có quay cận cảnh, nhằm mang lại cảm giác chân thực cho người xem.

Những cảnh quay cận phục trang trong Phượng Khấu

Bên cạnh trang phục thì mũ mão cho vua quan, phi tần khi đăng cơ, thiết triều cũng là một vật không thể thiếu, góp phần tạo nên sự bề thế cho chủ nhân của nó. Phần mũ mão trong Phượng Khấu do nghệ nhân Vũ Kim Lộc đảm nhiệm. Ông là người chuyên nghiên cứu phục dựng mũ mã vĩ truyền thống hiếm hoi ở Việt Nam và đã phục hồi được 4 chiếc mũ vua thời Nguyễn. Ở một số phân cảnh trong Phượng Khấu cũng sẽ xuất hiện những chiếc mũ được thiết kế kỳ công từ nghệ nhân này.

Thực lòng mà nói, những gì Phượng Khấu đã và đang thực hiện, xét cho cùng đều đáng được nể, đáng trân trọng. Tại sao có thể khẳng định như vậy? Bởi việc chế tác lại phục trang chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nói đến trang phục cung đình là nói đến sự kết hợp từ tinh hoa trí tuệ và hồn cốt của cả một dân tộc, một thời đại. Điều này đòi hỏi ở người phục chế sự tỉ mỉ, chú tâm, thận trọng cùng nhiều công sức, thời gian và chi phí. Thêm vào đó, đâu chỉ cho thấy tính thẩm mỹ, trang phục còn có thể đại diện cho giai tầng và địa vị của người mặc thông qua kiểu dáng, hoa văn và cả màu sắc chủ đạo. Nhất là những bộ quần áo của hoàng gia, ai ở cấp bậc, địa vị gì thì đều đã được quy định rõ về màu sắc, họa hình, thậm chí số lượng. Do đó, để có được những bộ phục trang ở trong phim vừa “tiệm cận” với lịch sử vừa có thể làm toát lên cốt cách của tiền nhân, Ỷ Vân Hiên cùng nhóm thiết kế đã phải tiến hành nghiên cứu và sản xuất trong một thời gian dài, dựa theo những tư liệu, nguyên mẫu còn lưu lại trong các bảo tàng hay hay bộ sưu tầm tư nhân.

Là một sản phẩm nghệ thuật, Phượng Khấu đã có những nỗ lực không ngừng khi liên túc tiếp thu những nhận xét từ khán giả, nhất là những ý kiến đóng góp về phục trang – yếu tố làm nên cái hồn của bộ phim để cho ra phiên bản phục dựng tốt nhất. Là khán giả, chúng ta sẽ có những cảm nhận của riêng mình về bộ phim nhưng cũng nên mở lòng để đón nhận, cảm thông và trân trọng những nỗ lực tái hiện phim lịch sử - một trong những dòng phim đòi hỏi kinh phí cùng mức độ đầu tư rất cao như Phượng Khấu. 

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: