Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Sơ lược về lịch sử trang phục Tây Phương (P.3): Từ chủ nghĩa tân cổ điển đến thời đương đại

Đăng bởi MARU Yến | 16/07/2020 | 0 bình luận
Sơ lược về lịch sử trang phục Tây Phương (P.3): Từ chủ nghĩa tân cổ điển đến thời đương đại

Trong lịch sử, nhân loại đã từng trải qua các thời kỳ, tại các địa phương khác nhau hay những nhóm dân tộc khác nhau sẽ có những phong cách khác nhau về trang phục. Quần áo và trang sức phản ánh được người ở nơi ấy đối với cái đẹp có sự cảm thụ như thế nào. Bài viết này đưa độc giả vào những diễn biến lịch sử về trang phục người Tây Phương

(tiếp theo Phần 2)

6.Thời kỳ chủ nghĩa tân cổ điển – đặc trưng là tự nhiên, giản dị

Dưới ảnh hưởng của phong trào Khải Mông (thế kỉ 17 đến thế kỉ 18), xã hội Châu Âu bị bao phủ bởi chủ nghĩa lý tính và dân chủ, dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng Pháp năm 1789, lật đổ chế độ vương quyền chuyên chế và thiết lập một chính thể cộng hòa dân chủ. Ý tưởng về “tự do, bình đẳng, bác ái” cũng ảnh hưởng đến nghệ thuật đương đại cùng quần áo và trang sức, mọi người đã từ bỏ sự cường điệu sang trọng của thời kỳ Rococo và cổ xúy cho phong cách trang phục tự nhiên, đơn giản.

Chân dung của Pierre Sériziat, David (thời kỳ tân cổ điển), (1795). (Ảnh: epochtimes.com)

Tại thời điểm này người đàn ông không còn đội tóc giả và đi giày cao gót, mà thay thế bằng mũ và ủng dài. Chiều dài của áo khoác và áo gi lê được rút ngắn, cũng có áo đuôi én, cổ áo sơ mi được dựng lên kết hợp cùng với khăn quàng. Ngoài chiếc quần dài đến đầu gối, thời điểm này đã phổ biến hình thức quần dài, chính là nguyên mẫu của bộ đồ hiện đại. Xu hướng suy nghĩ tự nhiên và bình thường cũng ảnh hưởng đến quần áo của phụ nữ; áo khoác, váy và áo nịt ngực đều bị gỡ bỏ, chuyển sang áo choàng với tay áo ngắn, vừa vặn với thân người.

Chân dung của Nữ hoàng Josephine của Napoléon. (Ảnh: epochtimes.com)

7. Cận đại – thợ may và hiệu may bắt đầu xuất hiện

Máy may được phát minh vào thế kỷ 19 đã đẩy nhanh sự phát triển của lĩnh vực quần áo của phương Tây. Nhờ những nỗ lực của nhiều người, máy may gia dụng hàng loạt đầu tiên được giới thiệu vào năm 1851. Quần áo thời trang có thể được sao chép và phổ biến với số lượng lớn, không cần phải được sửa chữa theo cách thủ công. May quần áo bằng máy trở thành mô hình chính của việc sản xuất trang phục cho con người.

Quần áo của nam giới về cơ bản theo phong cách gồm ba mảnh (quần, áo, áo khoác), hình ảnh một quý ông người Anh thường thấy trong phim ảnh hoặc trên truyền hình là phong cách ăn mặc điển hình của thời đại này.

Trang phục điển hình của quý ông người Anh thế kỷ 19. (Ảnh: epochtimes.com)

Quy luật “vật cực tất phản” lại tái hiện trên quần áo của phụ nữ. Vào thời gian này, phong cách hoa lệ với khung váy to rộng và trang trí rườm rà lại một lần nữa được thổi phồng, người phụ nữ rất coi trọng những đường cong cơ thể, vòng 1 và vòng 3 phải thật đẫy đà nảy nở, họ coi đây mới là vóc người lý tưởng. Vì thế mà người phụ nữ trong thời kỳ này thường mặc những chiếc váy có khung phía sau vổng hẳn lên, hoặc sử dụng miếng độn mông; đồ trang sức cũng bắt đầu nhấn mạnh đường cong xinh đẹp ở phần lưng.

Công chúa Broggley. (Ảnh: epochtimes.com)

8. Hiện đại – Một niên đại có nhiều sự thay đổi

Trong thế kỷ hai mươi, sau tác động của sự kiện Chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự nổi lên của các nhà thiết kế thời trang và phong trào nữ quyền, trang phục của người phụ nữ đã có thay đổi rất lớn, ngược lại với quần áo nam đã trở thành một hình thức cố định, bao gồm chủ yếu là âu phục, cà vạt cùng áo sơ mi phối hợp với quần dài.

Sự thay đổi của quần áo phụ nữ là đặc điểm lớn nhất của ngành may mặc thế kỷ 20. Không giống như xu hướng thời trang của vài thế kỷ qua, hầu hết phải trải qua một trăm năm đến vài trăm năm mới có một sự thay đổi. Quần áo phụ nữ thế kỷ 20 cứ sau 10 năm lại có biến đổi rõ ràng. Từ đầu thế kỷ, chịu ảnh hưởng của phong cách Art Nouveau, theo đuổi những đường cong hình chữ S lãng mạn và nữ tính, bắt đầu biến thành trang phục thực tế hơn, sử dụng áo nịt ngực thắt chặt, sau đó bị ảnh hưởng bởi những người ủng hộ giải phóng nữ quyền mà tự nhiên hủy bỏ nó đi. Tại thời điểm này, quần áo của phụ nữ không còn là lựa chọn đơn giản giữa váy hay áo choàng nữa, mà nhờ vào sự phổ biến của xe đạp, những chiếc quần xuất hiện theo kiểu ống bo chun với phần trên phồng – gọi là quần đèn lồng  – đã trở thành một lựa chọn mới cho quần áo phụ nữ.

Phong cách váy thoải mái cho phụ nữ vào đầu thế kỷ 20. (Ảnh: epochtimes.com)

In lại từ tờ GW Times năm 1983, đội bóng rổ nữ tại Đại học George Washington, mặc những chiếc quần đèn lồng nổi tiếng. (Ảnh: epochtimes.com)

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho phụ nữ cơ hội từ những người phụ nữ gia đình có thể đi ra ngoài xã hội, thay thế đàn ông trong nhiều công việc khác nhau. Quần áo không còn theo phong cách tuyệt đẹp nhưng bất tiện, mà là một bộ quần áo tiện dụng, thiết thực. Sự nổi lên của các nhà thiết kế thời trang đã dẫn đến nhiều trang phục cho nhiều dịp sử dụng khác nhau, chẳng hạn như CoCo Chanel thiết kế trang phục thể thao, đồ bơi nữ vào những năm 1920, đã trở thành một sự kiện kinh thiên động địa. Cô không chỉ được thiết kế quần áo, mà còn mang lại cho phụ nữ sự tự do, đơn giản, và mang ý nghĩa giải phóng.

Ngoài sự dẫn dắt từ các nhà thiết kế, phong cách nghệ thuật thay đổi của nửa đầu thế kỷ 20 cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trang phục. Trong những năm 1930, sự phổ biến của các bộ phim Mỹ tăng tốc cùng với sự phát triển của trang phục, với tính thẩm mỹ như là dòng chảy chính. Sự trưởng thành quyến rũ thay thế cho nữ tính tự nhiên đã trở thành thời trang; đường cong cơ thể thay thế hình dáng thẳng tắp trước đó; trang phục nữ để lộ lưng trần là kiệt tác riêng của thời kỳ này.

Chiếc váy đen của Givenchy được thiết kế bởi Audrey Hepburn trong phim “Diffany Breakfast” đã trở thành bộ đồng phục của các cô gái Paris. (Ảnh: epochtimes.com)

Do vật chất của cải thiếu thốn trong Thế chiến II, châu Âu bắt đầu thực hiện chính sách phối ngạch vải vóc, đồng phục cũng từ đó mà xuất hiện. Tại thời điểm này, trang phục trở nên rất tiện lợi, thiết thực và bền bỉ. Cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, khi thế giới trở lại hòa bình, phụ nữ mới lấy lại nữ tính trong trang phục. Thời đại này đã tạo ra một bậc thầy trong ngành thời trang Pháp – Christian Dior.

Những đứa trẻ được sinh ra dần dần phát triển thành nhân vật chính trong nửa sau của thế kỷ 20, sự lựa chọn quần áo của họ sẽ ảnh hưởng đến cách ăn mặc của con người trong thế kỷ tiếp theo. Ngoài ảnh hưởng liên tục của phim ảnh và truyền hình Mỹ, văn hóa phổ biến tại thời điểm này, các phong trào chống chiến tranh, giải phóng tư tưởng, phong cách punk và thậm chí cả phong cách Barbie trong cuộc sống thực đều có thể trở thành yếu tố ảnh hưởng đến quần áo. Thế kỷ 20 đã trở thành thế kỷ đa dạng và hỗn loạn nhất trong lịch sử ngành quần áo.

Đương đại – quan niệm “Mặc gì cũng được?”

Internet đã kết nối thế giới vào một ngôi làng toàn cầu, phạm vi lan rộng trên khắp thế giới, việc theo đuổi thời trang đã làm cho quần áo của con người hiện đại trở nên đồng nhất. Không có tiêu chuẩn truyền thống nào về đạo đức, ý kiến công chúng, tầm nhìn xã hội, và thậm chí cả giới tính, mà chỉ nhấn mạnh đến sự giải thoát của cá nhân, nhấn mạnh đến sự thích và không thích của bản thân. Quan niệm “Quần áo gì cũng được, cách ăn mặc nào cũng được” có vẻ đã trở thành đặc tính lớn nhất của quần áo đương đại.

Do phong cách thể hiện khác nhau của quần áo, con người đã để lại nhiều hình ảnh khác nhau trong lịch sử: cao quý, tuyệt đẹp, sang trọng, nam tính, tinh tế, hạn chế, tràn đầy năng lượng và chân thành. Mặc dù phong cách của các thời đại khác nhau trải qua trong hàng ngàn năm, những hình ảnh này luôn được trình bày với một ý nghĩa nhất định về thể hiện cái đẹp.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Đại Kỷ Nguyên bàn: Nam giới và phụ nữ vốn dĩ khác nhau. Bản chất đặc trưng của nam giới là mạnh mẽ, cứng cỏi, oai phong; trong khi của nữ giới là mềm mại, nhu mì, duyên dáng, nhẹ nhàng. Trang phục của con người cũng là một khía cạnh văn hóa rất quan trọng, đã đi theo con người ta từ cổ chí kim. Tiêu chuẩn về vẻ đẹp của trang phục mỗi thời mỗi khác. Tuy nhiên, nếu như trang phục đó mà làm tôn lên bản chất đặc trưng của người nam hay người nữ, thì theo chúng tôi đó mới là những trang phục phù hợp nhất cho con người, và thẩm mỹ ăn mặc cũng theo đó mà phát triển lên, hướng tới toàn mỹ. Một sự ăn mặc lộn xộn không phân biệt nam và nữ chỉ có thể làm cho trang phục của con người ngày càng biến dị và suy thoái, với điểm kết thúc không biết là sẽ ở hình trạng gì!

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: