Từ “Phục Hưng” (Renaissance) mang ý nghĩa “tái sinh”, lại một lần nữa những người dân Châu Âu xem trọng, tiếp nối suy nghĩ và hành động của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại, bắt đầu từ cuối thế kỷ 14 đến khoảng năm 1.600. Xu hướng này đã quét qua tất cả các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, kể cả trang phục. Thời kỳ Phục Hưng bắt đầu ở Ý, do đó, sự thay đổi trong trang phục bắt đầu ở Ý và dần dần ảnh hưởng đến các quốc gia khác ở châu Âu. Thời kỳ Phục hưng kéo dài gần 150 năm, nhưng trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với các giai đoạn trước đó, thời trang thay đổi liên tục. Vào những năm 1450, giống như nghệ thuật Ý, trang phục cũng bị ảnh hưởng bởi các thiết kế Trung cổ và Gothic.
Trái ngược với ý tưởng lấy thần làm chủ điểm trong thời kỳ Trung cổ, thời Phục hưng là một “chủ nghĩa nhân văn” bị chi phối bởi con người, nó có sự nhấn mạnh về giới tính trong trang phục. Người đàn ông nhấn mạnh cơ thể mạnh mẽ cường tráng nam tính, áo rộng phồng lên để tôn lên phía cơ bắp bên trên, kết hợp với quần cụt bó chặt người làm nổi bật các bộ phận thể hiện nam giới.
Thời trang nữ thời kỳ này tự nhiên hơn so với thời kỳ Gothic. Những chiếc váy không còn chiếc đuôi dài, váy chảy (flowing skirt) trở nên phổ biến. Áo choàng, thực tế là một chiếc váy gồm một phần áo ở phía trên và váy ngắn ở phía dưới, cũng bắt đầu xuất hiện. Phụ nữ mặc áo gi-lê, váy có khung bên trong, thắt chặt eo, áo nịt ngực, có miếng đệm mông và giày đế cao để làm nổi bật nữ tính, trang phục có cổ áo cứng và cao kín cổ. Tại thời điểm này, bất kể nam giới và phụ nữ rất chuộng đeo một loại trang trí có dạng tua rua ở cổ được gọi là “Ruff”.
Sau khi chuyển sang thế kỉ XVI, thời trang phục hưng mang phong các Đức. Sự đơn giản, tự nhiên của thời kỳ đầu được thay thế bằng phong cách thô và những đường ngang. Thời trang nam trở nên sắc cạnh trong đường cắt và bố cục phức tạp, quần ống túm dài hơn, sơ mi linen được trang trí bằng viền tay, cổ và tay áo có diềm xếp. Áo dài của phụ nữ trở nên thụng hơn, với những chiếc váy xếp li to, nhấn nhá bằng đai làm từ kim loại hoặc liễu gai, cùng với các dải ruy băng và dải viền.
Váy có đai, được gọi là farthingale, khi rộng tối đa ( xấp xỉ 1600), sẽ biến thành hình bánh xe hoặc hình cái trống. Ống tay được may tròn hoặc bồng, cổ cao ra đời tổ điểm cho đường cổ để trống trước đây. Nam giới cũng tương tự, mặc quần phồng (hose), tay bóng bay (baloon sleeves), áo có đệm lót và cổ áo xếp ly lớn. Slashing (cắt lớp bên ngoài để lộ sự đối lập về màu sắc và chất liệu với lớp bên trong) cũng trở nên phổ biến với cả hai giới.
Thời trang tóc cũng đi theo xu hướng phức tạp. Phụ nữ đeo những chiếc “váy” cho đầu (headdress), lúc đầu là một mũ trùm đơn giản sau đó có thêm vành. Đàn ông đội mũ rộng, đôi khi được gắn đá quý. Thời trang phục hưng đạt đến đỉnh cao vào cuối thời kỳ, trước khi bước vào thời kỳ Elizabeth.