Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Trăn trở của người trẻ về phục dựng trang phục cổ

Đăng bởi MARU Yến | 11/07/2020 | 0 bình luận
Trăn trở của người trẻ về phục dựng trang phục cổ

Với việc ra mắt cuốn sách song ngữ đầu tiên về trang phục cổ thời Lê sơ thế kỷ 15, những người trẻ sống xa xứ mong muốn kể chuyện lịch sử từ khía cạnh dệt và may để quảng bá văn hóa Việt.

Sau 2 năm khởi động, dự án khôi phục, tạo dựng trang phục triều đình Lê sơ thế kỷ 15 vừa hoàn thành vào tháng 5-2020 thông qua cuốn sách “Dệt nên triều đại”. Đây là thành quả từ các hoạt động gây quỹ cộng đồng của các bạn trẻ là du học sinh Việt đang học tập tại Úc.

Nhóm tác giả gồm: Nguyễn Anh Vũ (Chủ tịch của nhóm Văn hóa Việt Nam) của khối sinh viên Việt Nam tại ĐH New South Wales (Sydney, Úc); Nguyễn Ngọc Phương Đông (kỹ sư môi trường) và nhà văn, biên kịch Lê Ngọc Linh hiện đang sinh sống và học tập tại Úc. Họ nảy ý tưởng thành lập Vietnam Centre (Trung tâm văn hóa Việt Nam) vào tháng 3-2017 nhằm mục tiêu hướng tới việc hỗ trợ làm trang phục cho điện ảnh và du lịch.

Theo nhóm tác giả, “Dệt nên triều đại” là dự án nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới qua những sản phẩm cụ thể như: trang phục, phim ảnh, truyện, show diễn... Thời điểm tổ chức show trình diễn “Dệt nên triều đại” tại Hà Nội tháng 12-2017, dự án ngay lập tức nhận được sự chú ý của những người yêu vốn cổ.

Bên cạnh việc truyền cảm hứng cho khán giả khi được sống cùng lịch sử thì dự án phục dựng trang phục cổ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của một số nhà nghiên cứu cùng những người quan tâm tới văn hóa cổ Việt Nam. Đa phần ý kiến đều xoay quanh việc dự án làm trang phục về Việt Nam nhưng lại chưa thấy rõ bóng dáng Việt, trái lại làm người ta liên tưởng nhiều hơn tới trang phục cung đình của Hàn Quốc.

Cụ thể, về màu sắc trang phục sặc sỡ, hoa văn, họa tiết chưa mang sắc thái của các bộ trang phục truyền thống Việt trong vốn cổ.

tran tro cua nguoi tre ve phuc dung trang phuc co
Trang phục cung đình Lê sơ thế kỷ 15 được tái hiện qua show trình diễn thực tế tại Hà Nội năm 2017. Ảnh Vi Giáng

Theo nhà sưu tầm mỹ thuật Nguyễn Thị Thu Hòa, màu sắc áo của Việt Nam có độ thâm trầm, còn các mẫu quần áo của vua chúa và hoàng hậu được phục dựng lại có màu giống như trang phục cung đình Hàn Quốc.

Hơn nữa, kiểu dáng chưa cân đối. Tay áo của hoàng hậu lại dài hơn tay áo của vua, gây sự bất đối xứng. Nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã bị sốc khi nhìn trang phục cung đình Đại Việt đầu thời Lê sơ được phục dựng bởi các bạn trẻ Vietnam Centre. Chị băn khoăn khi khó chấp nhận những mẫu trang phục này nếu không được cung cấp phông nền kiến thức về quần áo.

Một khán giả có cơ hội xem trình diễn “Dệt nên triều đại” tại Hà Nội nêu ý kiến: “Hình thức thì dường như giống một số tư liệu nói về trang phục triều Lê. Kiểu dáng thì không bàn, nhưng chất liệu thì dân dã và sân khấu lắm! Các bạn cần vận động tài trợ kinh phí, tìm đến các nghệ nhân và làng nghề xưa để có được vải lụa cung đình và nghề thêu cung đình mới làm đúng áo mão của hoàng cung”.

Lý giải về tạo dáng và màu sắc các mẫu trang phục bị cho là chưa thuyết phục, Nguyễn Đức Lộc, Chủ nhiệm CLB trang phục của nhóm Đình làng Việt cho hay: Do kinh phí thực hiện eo hẹp nên nhóm đã quyết định sử dụng sa của Hàn Quốc (loại vải cao cấp) để phỏng dựng. Bởi nhóm cũng đã khảo sát những nơi dệt, nhuộm vải cổ tại La Khê, nhưng tại đây không còn sản xuất loại vải dùng cho vua chúa giống như trong sách sử miêu tả.

Còn nếu đặt thợ thủ công làm riêng cho dự án, giá thành sẽ không dừng lại ở 70-80 triệu đồng/bộ. Cũng có thể vì điều này đã làm nhiều người lầm tưởng, nhóm đang phục dựng trang phục cung đình Hàn Quốc. Đại diện nhóm tác giả Lê Ngọc Linh cho biết, hiện tại trang phục chỉ dừng lại ở mức độ mô phỏng.

Chẳng hạn, vẫn may tím là tím, đỏ là đỏ, nhưng trang phục cũ tím ở sắc độ nào, chất liệu ra sao thì chưa làm được do thiếu kinh phí. Nếu show trình diễn trang phục từng gây tranh cãi cách đây gần 2 năm thì việc ra mắt sách “Dệt nên triều đại” đã hoàn thiện hóa những “điểm trừ” tồn tại trước đây.

Với 200 trang sách, phiên bản song ngữ Việt – Anh, cuốn sách là tư liệu lịch sử quý giá bằng hình ảnh về thời Lê sơ thế kỷ 15. Điều ấn tượng với độc giả là cuốn sách trích rõ văn bản về sự hình thành, phát triển của trang phục thời Lê sơ. 

Nội dung được chia thành các chương dựa theo từng loại trang phục như áo giao lĩnh, áo viên lĩnh, áo đối khâm… cùng với đó là cấu tạo của trang phục cũng như hướng dẫn cách mặc trang phục từng bước chi tiết. Việc đầu tư sinh động bằng tranh vẽ và ảnh chụp cũng là những điểm sáng hiếm thấy với bất kỳ cuốn sách lịch sử nào.

Ngoài ra, cuốn sách lịch sử “Dệt nên triều đại” có sự so sánh những điểm giống, khác của cổ phục Việt Nam với các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc để thấy được sự giao thoa văn hóa, sự học hỏi và sáng tạo của người Việt.

Để thực hiện dự án, nhóm đã nỗ lực vượt qua khó khăn về kinh phí, nhân lực và vật lực. Sau 2 năm khởi động gây quỹ, cộng đồng biên soạn sách, nhóm nhận được 250 triệu đồng và triển khai việc hoàn thiện, hiệu chỉnh.

Nhiều độc giả khi cầm cuốn sách mới còn nguyên mùi mực bày tỏ sự cảm phục việc làm ý nghĩa của các bạn trẻ, đồng thời có những đóng góp chân thành để tạo thành công hơn nữa ở lần tái bản sau.

“Theo tôi thấy sau dự án trang phục triều đình Lê sơ, có lẽ nên tập trung vào trang phục thời Lê Trung Hưng phục dựng, thống kê, tập hợp tư liệu, cả cổ vật, tranh, tượng và làm nên một tài liệu đầy đủ trong các thời tiền Nguyễn. Vì thời nay so với thời Lý Trần còn khảo cứu được. Thậm chí, có cả hiện vật, trong phạm vi và khả năng có thể trực tiếp tham khảo hiện vật để phục dựng. Sau này, sẽ tiếp tục mở rộng sang thời Lý Trần. Trang phục cha ông, ngoài áo ngũ thân khăn vấn 200 năm, thì sẽ rất hay, có thêm nhiều lựa chọn cho những người đam mê Việt phục”, là ý kiến của một độc giả..

Tiết lộ lý do chọn trang phục cổ thông qua cuốn cách “Dệt nên triều đại” nhằm quảng bá văn hóa Việt, Lê Ngọc Linh cho biết: “Chúng tôi muốn kể câu chuyện xây dựng “nhận dạng” của quốc gia dân tộc thông qua câu chuyện dệt và may. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để khẳng định trang phục truyền thống Việt Nam không chỉ bao gồm áo dài, người Việt cũng như cộng đồng thế giới cần mở lòng đón nhận những bộ trang phục như áo giao lĩnh, áo viên lĩnh,… là nét đặc trưng vốn có trong trang phục Việt cổ xưa”.

Không phủ nhận, hiện nay người trẻ hướng về nguồn cội là định hướng văn minh cần được lan tỏa. Tuy nhiên, việc người trẻ độc lập tự phục dựng lại trang phục truyền thống sẽ khiến cho những phóng tác có sự “xê dịch” ít nhiều.

Do hạn chế về tư liệu, vốn cổ, cùng với nguồn kinh phí hạn hẹp, những bộ trang phục chỉ mang đến cảm hứng cho công chúng khi được sống cùng lịch sử. Dự án còn nhiều điểm trừ, nhưng với sự tâm huyết và cống hiến của những người trẻ sống xa xứ đã nhân lên một ý nghĩa nhân văn tích cực và lan tỏa hơn nữa

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: