Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Trang phục phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ (P2)

Đăng bởi MARU Yến | 10/07/2020 | 0 bình luận
Trang phục phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ (P2)

Trang phục trong triều đại này đã rất gần với chiếc áo tứ thân, vấn khăn mỏ quạ của phụ nữ làng quê Việt Nam vào thế kỷ 19-20, với sự xuất hiện của “mốt” để tóc dài, vấn khăn, rẽ đường ngôi giữa, mặc áo dài tứ thân cổ tròn, thắt lưng buông dài trước bụng, váy dài và rộng. Thời trang hơn, phụ nữ quý tộc còn mang những dải xiêm nhiều màu sắc rủ xuống chân, góp phần mang lại vẻ đẹp yểu điệu, thướt tha. Trang sức cũng ngày càng đa dạng hơn về kiểu dáng, màu sắc, với vòng tay tròn dẹt, hoa tai hình quả bầu, hình hoa sen hay khuyên tròn đẹp mắt.

trang phuc 9

trang phuc 10

trang phuc 11

trang phuc 12

trang phuc 13

Hình 8, 9, 10, 11, 12: Thế kỷ 17 - 18 - Thời Hậu Lê

Cho đến thời kỳ Hậu Lê bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu trang phục khác nhau và các bộ váy áo đã thể hiện được nét văn hóa riêng. Những bộ trang phục của phụ nữ thời kỳ Hậu Lê rất kín đáo với nhiều lớp áo mang nhiều màu sắc khác nhau. Đặc trưng nhất vẫn là phần ống tay rộng. Trang phục hầu gái (hay quan hầu trong cung) có áo cổ tròn, có thể vạt áo tay dài hay ngắn, váy đơn hay xếp lớp, tay áo rộng hay hẹp...

trang phuc 14

Hình 13: Thế kỷ 18 - Thời Hậu Lê - Tây Sơn

Trang phục phụ nữ thời Tây Sơn khá cầu kỳ với các chi tiết thêu, may đắp tỉ mỉ và đặc biệt trang phục của phụ nữ thời này hơi giống chiến phục và thay vì váy thì họ mang quần. Những năm đầu thế kỷ 19, phụ nữ bị cấm mặc váy vì cho là dung tục.

trang phuc 15

trang phuc 16

trang phuc 17

trang phuc 18

Hình 14, 15, 16, 17: Thế kỷ 19 - Thời nhà Nguyễn

Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của người dân. Nếu như trang phục của tầng lớp thống trị ngày càng bị “pha tạp” theo lối đua đòi cải cách nửa mùa, thì trong xã hội, những phục trang truyền thống như áo dài, áo yếm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… đã trở thành hơi thở và là kết tinh văn hóa của cả dân tộc. Trong khi chiếc yếm đào vượt khỏi chốn cung đình để cùng người phụ nữ cần lao “dầm mưa dãi nắng” ngoài đồng ruộng, hay cùng áo tứ thân lượt là trong những buổi hội Lim, thì thời trang phương Tây với những chiếc váy xòe, những chiếc đầm cách tân hiện đại cũng dần du nhập và được phụ nữ quý tộc trẻ ưa chuộng, trong đó Hoàng hậu Nam Phương – vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, là người rất thích mặc trang phục Tây phương và mặc rất đẹp. 

trang phuc 19

trang phuc 20

trang phuc 21

trang phuc 22

trang phuc 23

Hình 18, 19, 20, 21, 22: Giữa thế kỷ 20 đến nay

Đến thế kỷ 19, 20, áo dài bắt đầu trở thành thứ trang phục không thể thiếu trong đời sống xã hội Việt, từ các bà hoàng, công chúa trong hoàng cung với các kiểu áo dài được may trang trọng, quý phái bằng chất liệu gấm, thêu chỉ vàng… đến các bà, các cô vận áo dài đến trường, đến công sở, ra chợ, dạo phố. Một thời gian dài trong thế kỷ 19-20, áo dài đã trở thành một loại thường phục được nam phụ lão ấu trên đất Việt yêu chuộng. Trải qua nhiều biến động lịch sử, cùng với sự du nhập của khuynh hướng thời trang phương Tây, áo dài đã có nhiều cải tiến theo từng trào lưu nhất định. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ trào lưu cải cách nào, từ áo dài Le Mur, áo may dạng chít eo hay cổ thuyền theo “mốt” Trần Lệ Xuân đến các loại áo dài vạt dài sát đất như hiện nay, áo dài vẫn chứng tỏ khả năng bất biến mà không phải loại trang phục nào cũng làm được: đó là tôn lên vóc dáng và nét đẹp quyến rũ dịu dàng cho người phụ nữ. 

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: