Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Trang phục truyền thống các dân tộc: Cần được phục hồi

Đăng bởi MARU Yến | 21/07/2020 | 0 bình luận
Trang phục truyền thống các dân tộc: Cần được phục hồi

Lần đầu tiên, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tổ chức trình diễn trang phục truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam với quy mô lớn. Đây được coi là cuộc “tổng kiểm kê” trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam hướng tới việc trình Chính phủ một chương trình bảo tồn trang phục truyền thống của các dân tộc và quy định về việc mặc trang phục truyền thống.

Đây là một việc làm cần thiết trước nguy cơ trang phục truyền thống của các dân tộc đang mai một, thậm chí là biến mất trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trang phục chỉ còn trong bảo tàng

Có một thực tế đáng lo ngại là trang phục dân tộc đang vắng bóng trong đời sống hằng ngày của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong cuộc hội thảo “Tuổi trẻ Việt Nam với sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ đổi mới, hội nhập của đất nước” do Bộ VH, TT & DL tổ chức mới đây, các tham luận đều nói đến việc tuổi trẻ chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, song lại quá nhiều lý luận và mang tính kinh viện.

Ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa ...

Nhưng chỉ với một câu hỏi được đặt ra trong giới trẻ là: Tại sao các bạn không mặc trang phục của dân tộc mình, không nói tiếng nói của dân tộc mình, trong số 100 bạn trẻ đại diện cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam tham dự hội thảo, chỉ có số ít bạn chào được bằng tiếng của dân tộc mình. Hầu hết, trong đời sống thường ngày, thanh niên các dân tộc ít trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, mà phần lớn giao tiếp bằng tiếng phổ thông (tiếng Kinh); trang phục dân tộc thì càng không được mặc trong ngày thường.

Bạn Mai Thị Thao – dân tộc Dao Tiền (Tuyên Quang) cho rằng: “Trang phục dân tộc Dao Tiền hơi nặng, không phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay. Hơn nữa, khi mặc trang phục của dân tộc mình ra ngoài đường, mọi người nhìn tôi với ánh mắt tò mò, làm như tôi là người ngoài hành tinh vậy, tôi rất ngại”. Cùng quan điểm này, Hoàng Hải Yến – dân tộc Nùng (Lạng Sơn) cho hay: “Những ngày bình thường, trang phục dân tộc không còn phù hợp với nhịp sống của chúng em nữa, không được thoải mái và thuận tiện trong sinh hoạt. Chúng em chỉ mặc trang phục dân tộc mình trong những dịp lễ hội mà địa phương có quy định mặc”.

Đánh giá của Ủy ban Dân tộc của Chính phủ cũng thừa nhận, hiện nhiều trang phục truyền thống của những dân tộc ít người như Ơđu, Chứt, Stiêng… đang mai một và hầu hết đồng bào các dân tộc không mặc trang phục của dân tộc mình trong đời sống hằng ngày. Nếu không có những chính sách bảo tồn, khuyến khích đồng bào mặc trang phục truyền thống, thì có thể chúng ta sẽ phải vào bảo tàng để tìm lại trang phục truyền thống.

Đâu là giải pháp?

Để thực hiện cuộc trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, các địa phương đã bắt tay vào khôi phục những trang phục đã không còn được đồng bào lưu giữ. Ông Hoàng Xuân Lương – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ cho biết: “Ủy ban Dân tộc đã cùng các địa phương nghiên cứu, tìm hiểu và khôi phục lại trang phục của đồng bào hiện được coi là không còn trang phục truyền thống. Chúng tôi đến các bảo tàng, các dân tộc có mối quan hệ gần gũi về văn hóa để tìm hiểu và phục hồi. Sau khi trang phục được hoàn thành, có hỏi những người già của dân tộc ấy, và họ thừa nhận đúng là trang phục của dân tộc họ”.

Sau cuộc “tổng kiểm kê” trang phục truyền thống của các dân tộc, Ủy ban Dân tộc sẽ đưa toàn bộ các mẫu trang phục vào Bảo tàng Dân tộc học để phục vụ việc tham quan và nghiên cứu. Ông Hoàng Xuân Lương cũng cho hay: “Sau đợt trình diễn này, chúng tôi sẽ có những đánh giá, xem trang phục dân tộc nào cần khôi phục, trang phục nào đang mai một, và làm thế nào để người dân tộc tự hào khi mặc trang phục của mình… để trình lên Chính phủ, đề nghị hướng bảo tồn và phát huy. Ví dụ như sẽ có một văn bản quy định về việc mặc trang phục truyền thống của các dân tộc”.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần của việc phục hồi việc mặc trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc. Muốn đồng bào dân tộc gắn bó với trang phục của dân tộc mình, trước hết, phải làm cho họ tin, yêu vào trang phục dân tộc, tự hào với việc mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Đó là ý kiến của chính những bạn trẻ đại diện cho thanh niên các dân tộc Việt Nam. Bạn Phạm Thị Đào – dân tộc Dao, sinh viên khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Giới trẻ chưa có điều kiện phát huy chứ không ai chối bỏ nguồn gốc của mình. Trong quá trình nghiên cứu tại trường, tôi thấy trình độ học vấn tỉ lệ thuận với nhận thức, với ý thức về nguồn gốc của mình. Nếu một thanh niên dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa, hiểu biết thì càng muốn giữ gìn và phát huy văn hóa của dân tộc mình. Bởi vậy tôi nghĩ, Đảng và Nhà nước cần quan tâm nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số”.

Vấn đề trang phục của đồng bào các dân tộc tưởng là nhỏ nhưng đó lại là dấu ấn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Thiết nghĩ, chủ trương giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng, Nhà nước, nên bắt đầu từ việc giữ gìn, phát huy trang phục truyền thống.

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: