Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Từ áo dài đến âu phục, trang phục nam giới Việt Nam một thời phong hoá (P3)

Đăng bởi MARU Yến | 18/07/2020 | 0 bình luận
Từ áo dài đến âu phục, trang phục nam giới Việt Nam một thời phong hoá (P3)

Từ thập niên 30

Niên hiệu Bảo Đại bắt đầu từ năm 1925 dưới chính sách quản lý của Toàn Quyền Đông Dương. Nhưng trong suốt các thập niên đầu thể kỷ XX, trước cả khi vua Bảo Đại về nước chấp chính (1932) và kéo dài cho đến gần cuối thập niên 50, các chính sách thương mại trên khắp Việt Nam đã được vận hành và phát triển (mặc dù các lý thuyết và chủ trương có sự khác nhau) với khuynh hướng chung là biến Hà Nội và Sài Gòn thành hai trung tâm kinh tế lớn trên toàn thuộc địa Đông Dương, nối gót ngay sau nền kinh tế và tình hình chính sự của Châu Âu, mà chủ yếu là nước Pháp.

Trong thập niên 30, ở phương Tây, double-breasted jacket trở nên khá thời trang, có thể được mặc với single-breasted waistcoat hoặc không. Một phiên bản double-breasted jacket nổi tiếng là phong cách “Duke of Kent” (tạm dịch: Công tước xứ Kent), được giới thiệu bởi Prince Edward, đây là kiểu cài nút 6×2 hoặc 4×2, chỉ cài các nút hàng dưới cùng để tạo ảo giác ve áo kéo dài hơn, khiến vóc dáng trông cao hơn, mang lại vẻ phóng khoáng và trẻ trung. Cảm hứng này đã trở thành xu hướng và dẫn dắt sự sáng tạo các kiểu cài nút trong nhiều thập niên sau. 

Một ảnh hưởng khác trong thập niên 30 là cách mặc zoot suit của gangster trong điện ảnh Mỹ. Những bộ suit kẻ sọc hoặc caro nổi bật, màu sắc đậm hoặc tươi sáng, vai ngang rộng, ve cổ áo to bản, những chiếc quần oxford bags thụng, nón fedora rộng vành và giày da 2 tông (brogue 2 tone). 

Trang phục nam giới Việt Nam

Vua Bảo Đại trong một buổi đi săn ở Pháp, năm 1930. Ngài mặc double-breasted chesterfield coat có ve cổ to rộng, quần lai cuff và đội nón fedora, kiểu ăn mặc chuẩn mực của giới thượng lưu Pháp thời kỳ này.  

Trang phục nam giới Việt Nam

Tháng 8/1932, vua Bảo Đại và Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Albert Sarraut đến Dinh Tổng Thống Pháp để chào từ biệt trước khi về nước. 

Trang phục của cả hai ngài đặc biệt trịnh trọng, với single-breasted morning coat, waistcoat, pocket square, găng tay và silk top hat. Tuy nhiên, kiểu quần mà Vua Bảo Đại đang mặc được cắt đo theo xu hướng oxford bags đang thịnh hành, được xem là hiện đại và trẻ trung hơn so với ngài Bộ trưởng. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Trang phục nam giới Việt Nam

Hai bức ảnh được chụp vào năm 1932, vua Bảo Đại ghé thăm Maroc trong khi đang trên đường quay về nước chính thức chấp chính. Vua Bảo Đại mặc double-breasted waistcoat 6 buttons với single-breasted jacket, trong khi Hoàng thân Vĩnh Cẩn mặc double-breasted jacket 6×2 (button 2, show 2), cả hai ngài đều rất hợp thời với ve cổ áo rộng và cravat to bản.   

Trang phục nam giới Việt Nam

Hoạ sĩ Lệ Phổ thời trẻ. Ảnh trái: hoạ sĩ Lê Phổ (góc trái) cùng hai anh trai, hai chị dâu và các con của họ, năm 1931, tại Sài Gòn. Một thời gian ngắn trước khi hoạ sĩ Lê Phổ thực hiện chuyến đi đến Paris lần đầu tiên. 

Đáng chú ý trong bức ảnh chính là phong cách suit rất hợp thời của hoạ sĩ Lê Phổ, trông như được may bằng vải flannel tối tân mới nhập vào Việt Nam không lâu. Ban đầu, đây là loại vải thô xuất hiện sớm từ thế kỷ XVI, nhưng mãi đến thế kỷ XX mới kết hợp với lụa và cotton, ra đời loại flannel cao cấp dùng để may suit và phổ biến trong các loại quần áo thể thao. Sự thịnh hành của chất liệu và phong cách flannel suit vẫn kéo dài cho đến cuối những năm 1970. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Bà Lê Thị Lựu (nữ họa sĩ đầu tiên tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) và chồng, kỹ sư Ngô Thế Tân. Ảnh chụp vào năm ông bà cưới nhau, năm 1935, tại Bắc Ninh. Trong bức ảnh, ông Ngô Thế Tân đang mặc double-breasted jacket có độ dài và nhấn nhẹ ở thắt lưng, quần ống suông rộng đúng “mốt” mà vua Bảo Đại đã cập nhật vào Việt Nam khi mới về nước. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Giáo sư Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ (người đàn ông mặc 3 pieces suit ngồi ở hàng đầu tiên, cạnh bên một đứa trẻ mặc áo ghi-lê ở trung tâm bức ảnh) và các sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, năm 1936. Nguồn alascaonline.org

Trang phục nam giới Việt Nam

Một bức ảnh nằm trong cuốn album của gia đình Khâm sứ Trung Kỳ Maurice Graffeuil, năm 1936. Bên trái là ông bà Khâm sứ Graffeuil.

Trang phục nam giới Việt Nam

Năm 1939, vua Bảo Đại tại lâu đài Thorenc của gia đình (Cannes, Pháp) trong thời gian phục hồi vết thương trong một chuyến đi săn tại Ban Mê Thuột. 

Trang phục của nam giới Việt Nam đã sự thay đổi lớn trong suốt thập niên 30 và kéo dài đến giữa thế kỷ, dưới sự dẫn dắt của những quý ông Việt Nam có ảnh hưởng nhất trong tư tưởng đạo đức và phong kiến thời này. Âu phục đã trở nên thông dụng tuyệt đối nhưng áo dài vẫn là tiếng nói dân tộc, là loại trang phục mực thước, uy nghi và xứng đáng nhất để có mặt trong các sự kiện quan trọng của quốc gia cũng như cá nhân mỗi người. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Ảnh chụp Hoàng Thân Vĩnh Cẩn sau khi cùng Vua Bảo Đại về nước tham gia triều chính, thời gian khoảng nửa cuối 1930 – nửa đầu 1940. 

Trang phục nam giới Việt NamTrang phục nam giới Việt Nam

Cả hai bức ảnh trên được chụp vào tháng 6 và tháng 7/1939, trong thời gian vua Bảo Đại điều trị vết thương ở chân tại Pháp. Ngài đã bị thương ở chân khá nặng trong một chuyển đi săn do đó được đưa sang Pháp để chữa trị. Phong cách của Vua trong hai bức ảnh cho thấy xu hướng oxford bags có sức ảnh hưởng ở Việt Nam (nhất là đối với một bậc thượng lưu như ngài). 

Phong cách thập niên 40 tính từ khi bắt đầu Thế Chiến II và sau đó là sự ảnh hưởng của thời hậu chiến. Trong thời chiến nửa đầu 1940, các quy định nghiêm ngặt đối với trang phục chính thức, trang trọng không thể thực thi khi phần lớn mọi người không thể mua hoặc cũng không có đủ quần áo để mua. 

Mặc dù có sự hạn chế về quần áo và nhưng không có nghĩa là không có thời trang. Tuy các mảnh waistcoat, nắp túi và lai cuff được xem là một biểu hiện của sự lãng phí, xa xỉ do đó tạm loại khỏi dòng thời gian. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, đồng phục quân sự dư thừa trở về cuộc sống dân sự, người dân có thể mua lại và sửa chữa một số chi tiết. Trong khi đó, những đứa trẻ cứ thế mặc “quá khổ” qua nhiều năm cũng là một cách tiết kiệm. Vì những gì có thể đều được tận dụng và tái sử dụng, một số đặc điểm của thập niên 30 nối dài đến đầu thập niên 50. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Từ trái sang: Ngô Thế Phùng (1920), Ngô Thế Phúc (1906), Ngô Thế Tân (1910), Ngô Thế Loan (1898), Ngô Thế Bằng (1914), Ngô Thế Sứng (1915), Ngô Thế Đắc (1914). Ảnh của Gia đình Ngô Mạnh Tuấn. Tháng 1/1940

Trang phục nam giới Việt Nam

Họa sĩ Lê Văn Xương (người đứng giữa) trong một triển lãm cá nhân của ông ở Việt Nam, khoảng thời gian từ 1941 – 1953

Khuynh hướng tiết giảm trong những năm hậu Thế Chiến II đã cổ súy cho hình bóng chữ nhật của suit jacket. phom dáng thẳng gọn, phóng khoáng, tránh hao phí vải vào những kỹ thuật cắt may cầu kỳ. Trang phục nam giới trong giai đoạn này có xu hướng “quá cỡ” mọi chi tiết, dù là dùng trong các hoạt động ban ngày, thể thao hay sự kiện tối. 

Suit jacket trong những năm 1940 đặc biệt có vai ngang quá khổ, bản ve dày hơn, cravat cũng to hơn, quần thụng hơn, xếp ly đôi và mode quần ống rộng vẫn tiếp tục, tay áo và túi áo cũng lớn hơn, ngay cả các gân dệt và kẻ sọc cũng đậm và to hơn, tất cả khiến cho hình bóng thời trang nam giới trong bệ vệ, khỏe khoắn và cao lớn hơn. 

Zoot suit là trào lưu tiếp nối của oxford bags, một phong cách rộng thùng thình, áo jacket dài, quần ống rộng, một sự lệch chuẩn khó hiểu so với thời kỳ đầu hiện đại hoá của thập niên 20. Mặc dù được hưởng ứng nhiều nhất bởi giới trẻ nội thành nổi loạn nhưng zoot suit cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ của phong cách suit của nam giới trưởng thành. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Cựu Hoàng Bảo Đại tại Ritz, Place Vendome – Tháng 2/1948, Paris, Pháp. Photo by  ©Bettmann/CORBIS

Trang phục nam giới Việt Nam

Trung tá Jean Morvan, chỉ huy trưởng ở Ban Mê Thuột và Vua Bảo Đại. Ảnh chụp vào giữa tháng 4/1949

Trang phục nam giới Việt Nam

Quốc trưởng Bảo Đại đến thăm Hà Nội vào năm 1950. “Cánh tay phải” đi bên cạnh vua Bảo Đại là Hoàng Thân Vĩnh Cẩn, ngài mặc một chiếc sport coat (single-breasted), 4 túi hộp, có đai thắt lưng và quần ống rộng, một phong cách suit hậu Thế Chiến II mang ảnh hưởng của đồng phục quân đội. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Quốc trưởng Bảo Đại đến thăm Hà Nội vào năm 1950. Ở thời gian này, phom quần Oxford Bags và suit jacket cắt may tinh giản và túi vuông to “thực dụng” phù hợp với bối cảnh thời trang thế giới thời hậu chiến. 

Trong suốt những năm 1940, suit vẫn là trang phục thông dụng nhất đối với nam giới. Nhưng cuộc cách mạng cải tiến máy móc, phát triển dệt may và sản xuất quần áo quân sự phục vụ chiến tranh, sẽ dẫn đến sự bùng nổ của một ngành công nghiệp thời trang may sẵn kể từ thập niên tiếp theo đó. Ở phương Tây, sự cởi bỏ một số nguyên tắc trang phục khiến cho thời trang nam giới ngày càng trở nên đa dạng, có xu hướng giản dị và có tính chức năng, phù hợp hơn cho hoạt động ban ngày và thể thao. Trench coat, pea coat, bomber jacket, quần áo dệt kim mặc lót, quần chino và những chiếc kính mát, đồng hồ quân đội…đều được ra đời thời hậu Thế Chiến II và sẽ trở thành những biểu tượng của thời trang thời hiện đại. 

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: