Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Từ áo dài đến âu phục, trang phục nam giới Việt Nam một thời phong hoá (P4)

Đăng bởi MARU Yến | 18/07/2020 | 0 bình luận
Từ áo dài đến âu phục, trang phục nam giới Việt Nam một thời phong hoá (P4)

Bước vào thập niên 50

Dòng thời gian của âu phục nam giới trong thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn 1920 – 1970, luôn chịu sự ảnh hưởng của biến động lịch sử, bối cảnh chiến tranh và sự đổi ngôi của các kinh đô thời trang trên thế giới. 

Đối với đàn ông trung niên, phong cách quần rộng và lai cuff cao vẫn được hâm mộ cho đến giữa thập niên 50. Thế hệ này đã xây dựng một phong cách quý ông hiện đại kéo dài nhiều thập niên và họ không có ý định chạy theo mode nữa. Đàn ông trung niên trong thập niên 50 đã không ngừng thay đổi diện mạo của họ trong suốt các thập niên trước, từ khuôn khổ đến thông dụng, kết quả là âu phục nam giới đã ngày càng giản dị và thoải mái hơn nhưng suit vẫn chiếm một vị trí xã hội đáng kính. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Ngày 2/12/1950. Quốc trưởng Bảo Đại tới thăm Hà Nội. Photo by Howard Sochurek

Trang phục nam giới Việt Nam

Quốc  Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Trần Văn Hữu tại Hà Nội, năm 1950. Photo by Harrison Forman

Mặc dù các màu đen, hải quân, nâu cũng rất được yêu thích nhưng các tông màu xám được mặc nhiều nhất, phổ biến đến mức trong tiểu thuyết The Man in the Grey Flannel Suit của tác giả Sloan Wilson (phát hành năm 1955), hình ảnh grey flannel suits của nam giới những năm 1950 trở thành dấu hiệu nhận diện của tầng lớp trung lưu bảo thủ, trọng lối sống vật chất và quá bận rộn.

Ở Âu-Mỹ, nơi khai sinh và phát động các trào lưu thời trang, các thiếu niên và thanh niên trưởng thành trong thời kỳ này bắt đầu tìm kiếm một luồng gió trẻ trung hơn, họ chọn những chiếc quần âu ống côn thay vì mặc mãi một kiểu quần âu ống rộng như các ông bố, suit jacket sẽ bị thay thế bởi các loại biker jacket, bomber jacket và mái tóc pompadour thì không cần những chiếc mũ che đi chúng. Kết quả của quá trình phát triển công nghiệp sau 2 thập niên từ 20 – 40 sẽ đáp ứng nhanh nguyện vọng đó. 

Những bộ âu phục chính thức nhường chỗ cho các loại quần áo may sẵn lấy cảm hứng từ đồng phục quân đội thời hậu chiến, với đủ các loại chất liệu dệt kim, sợi nhân tạo, denim, kaki và các loại áo khoác. Các loại trang phục được thiết kế chuyên biệt cho các môn thể thao phổ biến như bóng đá, tennis, đua xe, golf…đã có mặt trong thập niên 20 sẽ sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghiệp sản xuất quần áo kể từ thập niên 50.

Trang phục nam giới Việt Nam

Sơ mi và quần âu là trang phục thông dụng, thanh lịch của nam giới Việt Nam những năm 1950s. Đồng hồ đeo tay và kính mát là phụ kiện rất phổ biến. Ảnh chụp tại đường Phạm Ngũ Lão, đối diện bến xe buýt trung tâm, Sài Gòn

Trang phục nam giới Việt Nam

Tại Đại Hội Thể Thao Toàn Thành, Hà Nội năm 1951

Từ quần áo thi đấu đến thường phục, từ chính thức thành bán chính thức, thời trang thể thao bùng nổ các loại áo dệt kim như t-shirt, áo polo, áo lót thể thao (áo thun 3 lỗ), áo ghi-lê cho đến các loại quần shorts. Trên thực tế, ở thời kỳ chiến tranh và hậu chiến, thay vì một bộ suit may đo đắt tiền, chỉ cần áo sơ mi, áo polo hay cardigan, ghi-le với chất liệu linh hoạt và giá thành rẻ, sẽ có thể đáp ứng được đông đảo nhu cầu của tầng lớp công chức và quần chúng lao động có tài chính khiêm tốn. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Nhiều người đàn ông ăn mặc đơn giản, sơ mi và quần âu lịch sự, dắt xe đạp trong chợ hoa trên phố Hàng Khoai, Hà Nội, năm 1959 – Photo by Rév Miklós

Dù vậy, tiêu chuẩn trang phục nam giới vẫn giữ hình tượng trang nghiêm, tề chỉnh với quần âu, quần chino ống côn, áo sơ mi màu sắc thanh lịch, kéo dài gần cuối thập niên 50 trước khi trở nên rất khác do cộng hưởng với văn hoá đại chúng Mod và Hippy trong suốt thập niên 60. 

Thời trang thế giới vẫn vận động không ngừng trong suốt thời kỳ hậu Thế Chiến II. Ở Việt Nam, kể từ khi người Pháp rời đi, thời trang tiếp tục được rót vào các trào lưu mới nhưng ở một chiều hướng khác, từ đó thành phố Sài Gòn hoa lệ sẽ tiếp nhận một giai đoạn phong hoá mới. 

Những năm đầu thập niên 50, so với phái đẹp, nam giới Việt Nam đặc biệt là ở Sài Gòn, nhìn chung có vẻ ngoài khiêm nhường và tinh giản hơn, chú trọng phong cách lịch lãm và một phong thái bạt thiệp. Tiêu chuẩn quý ông đã trở nên bình thường và giản lược hoá, âu phục gần gũi hơn với cuộc sống đời thường của cư dân thành thị vì một sự phù hợp tất yếu. 

Trang phục nam giới Việt Nam

Phong cách âu phục của nam giới ở Sài Gòn, năm 1956. Nguồn: manhhai/flickr

Thời kỳ này, số phận của áo dài truyền thống Việt Nam cũng phân nhánh. Áo dài nam đã giữ một vị thế “quân chủ” quan trọng trong suốt lịch sử của các triều đại phong kiến, và là một biểu tượng của các trào yêu nước thời cận đại. Chính vì giữ một vị thế khiêm cung, nghiêm cẩn đến như thế nên khi đứng trước sự đứt gãy của thời đại, áo dài nam ngày trở nên xa cách với các thế hệ sau và dần bị lãng quên. 

Khác với áo dài nam, sự Âu hoá trang phục nữ bắt đầu muộn hơn, sau khi áo dài nữ đã được hiện đại hoá, sáng tạo hơn và quyến rũ hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống. Từ những năm 1930 cho đến cuối 1950, áo dài nữ đã bắt đầu một hành trình làm thay đổi tiêu chuẩn thẩm mỹ lẫn cấu trúc truyền thống của chính nó cho đến tận ngày nay. Kết quả của các nỗ lực bình đẳng giới sau hơn 100 năm của các nhà nữ quyền trên khắp thế giới đã nâng cao tinh thần tự do của phụ nữ ở mọi châu lục. Phụ nữ Việt Nam hiện đại đã biến hoá “áo dài” thành bất cứ vai trò xã hội nào mà họ muốn. Áo dài có thể chỉ là một chọn lựa y phục kín đáo đoan trang để đi mua sắm, đi lễ chùa; nhưng cũng có thể là một bộ trang phục dạ tiệc cao quý, đài các trên phim ảnh, thuần khiết trong học đường hay thật thiêng liêng trong lễ cưới, có thể mặc đi khiêu vũ và cũng có thể là “cô gái Sài Gòn phóng Vélo Solex rất nhanh”

 

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: