Chung cư Sunshine Riverside, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Vải Lụa tơ tằm truyền thống được tạo ra như thế nào?

Đăng bởi MARU Yến | 21/07/2020 | 0 bình luận
Vải Lụa tơ tằm truyền thống được tạo ra như thế nào?

Vải Lụa tơ tằm truyền thống được ví như là “nữ hoàng của các loại vải” với đặc tính mềm mại, mịn màng và màu sắc óng ánh là thứ mà khiến giá trị của sản phẩm được tăng cao. Quá trình tạo ra một tấm vải lụa tơ tằm để may áo gồm rất nhiều công đọa và mất nhiều thời gian: Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đó là những công đoạn chính của người dân các làng nghề để cho ra thị trường những tấm vải chất lượng, làm hài lòng người dùng.

1. Nguồn gốc Lụa Tơ Tằm

Đã từ rất lâu thì người dân đất nước Trung Quốc đã dệt lụa để may quần áo. Trước đây khoảng 3000 năm (trước công nguyên) một lần Hoàng Hậu người Trung Quốc vô tình nhìn thấy trên cây dâu có những con tằm xung quanh nó nhả ra loại tơ óng ánh, mềm mượt dưới ánh nắng mặt trời. Vì thích sự óng ánh đó nên Hoàng Hậu đã xin Hoàng Thượng cho người dân nuôi tằm và sản xuất ra lụa may váy áo, sau đó nghề nuôi tằm chính thức được mở rộng và tạo ra vải lụa để cung cấp cho triều đình may trang phục. Vải lụa tơ tằm dần được nhiều người biết đến và ưa chuộng, sau đó không lâu loại vải này đã được nhiều thương nhân chú ý và ưa chuộng vì đặc điểm của vải rất mềm và óng ả và nó bắt đầu trở thành thứ hàng cao cấp được cả Châu Âu, Ấn Độ và Châu Á đều rất thích.

Vải lụa cao cấp đẹp

Vải lụa tơ tằm

2. Quy trình sản xuất lụa tơ tằm truyền thống

Nghề nuôi tằm để sản xuất ra lụa là rất khó, không phải ai cũng làm được vì để ra được kết quả tốt thì đòi hỏi người dân phải chăm chỉ và rất chịu khó. Tục ngữ Việt Nam có câu “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” nghe xong chắc chắn mọi người đều thấy đây là một nghề khó khăn như nào. Đây là một qua trình lao động cần mẫn, hết mình với nó bởi vì nhiều công đoạn như trồng dâu – nuôi tằm – ươm tơ – dệt lụa cần nhiều thời gian của người làm..

2.1. Trồng dâu

Vải lụa tơ tằm truyền thống là loại vải được gắn liền với sự sang trọng sản xuất ra vải rất cầu kỳ vậy nên giá thành của nó cũng rất cao .

Người dân sẽ trồng cây dâu để lấy lá làm thức ăn nuôi tằm. Một lần trồng dâu sẽ thu được từ 15 đến 20 năm và kĩ thuật trồng sẽ vô cùng dễ không đòi hỏi quá nhiều công sức của người dân. Loài cây này trồng phù hợp với nhiều loại đất màu mỡ hay cằn cỗi đều có thể sống được. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý khi trồng là không được để cây bị nhập úng nước vì cây sẽ rất dễ bị chết. Ngoài ra bạn cũng không nên sử dụng thuốc trừ sâu cho loài cây này vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nuôi tằm và tạo ra tơ, đồng thời cũng nên tránh trồng cây dâu cùng với những loài cây khác nên trồng tập trung ở một khu riêng biệt.

Trồng cây dâu để sản xuất vải lụa tơ tằm

Thu hoạch lá sau 4-6 tháng trồng cây và không hái lá khi cây còn nhỏ

Bạn cần phải chú ý bón phân cho cây một cách hợp lý để đảm bảo cây phát triển tốt, thường xuyên làm cỏ cho cây tránh cây bị sâu bệnh ăn.

2.2. Nuôi tằm

Đây là khâu vô cùng quan trọng và khó khăn nhất trong tất cả các bước tạo ra vải. Nuôi tằm ăn để nó tạo ra kén, với tính chất dễ bị mẫn cảm với điều kiện bên ngoài, vậy nên khi nuôi tằm bạn phải đặc biệt chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió và thức ăn của nó để tằm phát triển một cách tốt nhất, hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến tằm.

nuôi tằm vải để làm lụa tơ tằm tuyền thống

Toàn cảnh quá trình nuôi tằm để tằm nhả tơ

Quá trình phát triền của tằm đến khi cho ra tơ gồm 2 giai đoạn nhỏ là: tằm con (1,2 tuổi) và tằm lớn (4,5 tuổi) nên khi chăm sóc tằm thì bạn cần phải chú ý cách chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn.

Khi chăm sóc tằm ở mỗi giai đoạn thì ta nên chú ý số bữa ăn và lượng thức ăn tùy thuộc vào độ tuổi ngoài ra việc thay phân san tằm để chúng ngủ cũng rất quan trọng. Ở tuổi 5, Sau 6-8 ngày ăn lá dâu thì con tằm lúc này đã chín và bắt đầu nhả tơ. khi tằm chín 4-5 ngày nó sẽ hóa nhộng, ở bước này người chăm phải cực kỳ chú ý để thu hoặch kén nếu muộn quá thì tằm sẽ cắn mất kén để đi ra ngoài làm đứt sợi tơ, tơ bị đứt sẽ không dùng được nữa.

2.3 Ươm tơ

Ươm tơ được hiểu là kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm, giai đoạn này được làm sau khi tằm chín lên né khoảng 7 ngày.

Để ươm tơ thì việc đầu tiên là ta chuẩn bị nước sôi rồi thả kén vào, đảo đến khi nào lớp keo sericin tan ra một phần, đến khi kén mềm và lớp kén ngoài tan bong ra và ta sẽ thấy bên trong có mối tơ gốc để rút sợi tơ. Một sợi tơ để làm vải sẽ bằng 10 sợi tơ kéo từ kén tằm chập lại với nhau. Sợi tơ có nhiều loại như: Tơn nón, tơ nái, tơ đuối và tơ gốc tùy vào cách lấy tơ ở phần nào ( đầu, giữa, xác) con nhộng mà được xếp vào cho hợp lý.

Sau khi lấy tơ được nhả ra từ tằm thì người dân phải cho tơ vào con suốt, những con suốt bằng gỗ xếp thẳng đứng thành hàng ngang để trên nồi nước sôi và cuộn tơ vào

ươm tơ tằm để tạo ra vải lụa

Quá trình ươm tơ từ những con tằm đã chín và cho tơ vào những con suốt

Sợi tơ tằm là một trong những loại sợi tự nhiên có độ bền cao, sợi tơ tằm gần giống như tóc người. Theo kết quả mà các nhà khoa học đã nghiên cứu thì ta biết được kết cấu của một sợi tơ sẽ có hình tam giác với các góc tròn, kết cấu đặc biệt như vậy nên khi được chiếu sang thì sợi tơ có độ óng ánh nhìn rất tự nhiên và đẹp.

2.4. Xe sợi dệt lụa

Ta sẽ có nhiều sợi tơ có chất lượng khác nhau vì không phải sợi tơ tằm nào cũng đều một chất lượng và mỗi người thợ sẽ có cách xoắn sợi khác nhau

Độ dày mỏng của vải sẽ phụ thuộc rất nhiều vào số lượng sợi tơ dệt, chính vì lẽ này nên có nhiều loại vải lụa mỏng, mềm, cứng, óng ánh, bóng khác nhau. Đây chính là sự khác nhau ở những áo sơ mi nam được may từ lụa, nhưng có áo thì mềm mỏng có áo thì lại rất cứng khiến nhiều người lầm tưởng là vải lụa pha. Ở Việt Nam từ xa xưa cho đến nay thì họ vẫn giữ cách dệt pha trộn các loại sợi dọc và sợi ngang với nhau để tạo ra những loại vải đặc biệt: Lụa Satin tơ tằm, lụa Taffeta tơ tằm, Lụa Đũi,…

các làng nghề làm vải lụa tơ tằm

Từ những sợi tơ đã thu được, người dân dệt lên những tấm vải lụa tơ tằm truyền thống

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều làng nghề dệt vải rất nổi tiếng như: Làng Lụa Vạn Phúc, Làng Lụa Mã Châu,… họ vẫn sử dụng cách dệt thủ công nên cần sự tỉ mỉ cao và chịu khó của người làm. Những nghệ nhân phải có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm thì mới cho ra được những tấm lụa tốt chất lượng cao để đưa ra thị trường

cách dệt tạo ra vải lụa tơ tằm

Cách dệt thủ công của những nghệ nhân lành nghề

2.5. Nhuộm màu

Trước khi được nhuộm để tạo ra vải màu thì tấm vải sẽ được ngam trong nước nóng để loại bỏ lớp keo sericin, khi lớp keo này tan ra thì tấm vải sẽ mềm mại không bị thô cứng như ban đầu.

Với công nghệ phẩm màu công nghiệp nên vải nhuộm được nhiều màu sắc đa dạng và màu sắc đều đẹp hơn nhuộm từ nguyên liệu lấy từ thiên nhiên rất nhiều, nhưng nhuộm công nghiệp kiểu này có một nhược điểm là vải sẽ độc hơn không được an toàn bằng nhuộm từ các nguyên liệu tự nhiên

Quy trình nhuộm vải lụa

Những tấm vải lụa đã được nhuộm xong cho ra những màu sắc đa dạng kiểu cách

Với chất liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây và các loại củ,…vẫn sẽ được người dân ưa chuộng hơn. Tận trong sâu thẳm tâm hồn của người dân tộc Việt Nam họ vẫn ưu ái những sắc màu mộc mã và giản dị đó. Những người kỹ tính họ thường muốn mua vải nhuộm từ màu sắc thiên nhiên vì nó đem đến cảm giác an toàn, thoái mái và cực kỳ dễ chịu khi sử dụng sản phẩm.

Trải qua hàng nghìn năm qua thì vải lụa tơ tằm truyền thống vẫn giữ được nguyên nét độc đáo của bản thân nó, giá trị vẫn không thay đổi theo thời gian. Đối với người dân thì đây vẫn là món đồ xa xỉ gắn liền với sự sang trọng và đẳng cấp của người mặc, ngày nay vải lụa truyền thống không đủ để cũng cấp cho người dân nên giá thành của nó rất đắt. Nhiều thương lái đánh vào tâm lý muốn dùng vải lụa của người dân mà bán quần áo vải không chất lượng, quảng cáo là vải lụa nhưng thực chất chỉ là vải nhân tạo dùng độ óng giả để che mắt người dùng. Vậy nên mỗi cá nhân nếu muốn sử dụng sản phẩm được làm từ vải lụa tơ tằm truyền thống thì nên đến các cửa hàng chính hãng của làng nghề Việt Nam để mua tránh bị tiền mất tật mang nhé!

Sản phẩm MARU đã xuất hiện trên các sự kiện của:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: