Nước Việt Nam có 54 anh em dân tộc cùng chung sống với nhau trên một vùng lãnh thổ. Trong đó người dân tộc Việt hay còn gọi là dân tộc kinh chiếm 86%, còn lại 14% là các dân tộc thiểu số. Mỗi một dân tộc đều có tiếng nói, phong tục, tập quán và những trang phục truyền thống khác nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc không chỉ được người bản địa sử dụng để mặc hàng ngày hoặc trong những dịp mà còn được các dân tộc khác sử dụng để làm trang phục biểu diễn nghệ thuật hay đơn giản chỉ để chụp hình kỷ yếu, lưu niệm. Mỗi một loại trang phục đều có những ý nghĩa khác nhau và thể hiện trên từng hoa văn, họa tiết. Trong bài viết này, Trang phục Hàng Xanh sẽ chia sẻ đến các bạn ý nghĩa trang phục truyền thống của dân tộc Thái.
Tìm hiểu ý nghĩa trang phục truyền thống của dân tộc Thái
Dân tộc Thái không sống tập trung mà rải rác ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Người dân tộc Thái được chia thành hai nhóm đó là: Thái đen và Thái Trắng. Tuy có những quan niệm về văn hóa, phong tục khác nhau nhưng cả nhóm người Thái đen và Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục truyền thống mặc hàng ngày. Một bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Thái bao gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Không chỉ có nước da trắng, người dân tộc Thái còn biết cách sử dụng trang phục để khéo léo tôn lên vẻ đẹp của đường cong cơ thể vừa kín đáo, tế nhị. Mỗi một chi tiết trên trang phục của người dân tộc Thái đều có ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
► Kiểu dáng áo cóm: Nếu như áo cóm của người Thái trắng thường có cổ hình trái tim thì người Thái đen thường có cổ cao. Riêng với người Thái trắng, áo cóm được thiết kế theo hai kiểu ngắn tay và cộc tay. Những chiếc áo cóm ngắn tay thường dùng cho phụ nữ có tuổi còn những chiếc áo cóm cộc tay dành cho thiết nữ.
► Hàng cúc trên áo cóm: Cúc trên áo cóm không phải là những loại cúc thông thường chúng ta thường hay nhìn thấy hàng ngày mà được làm bằng bạc và có hình con bướm. Hàng cúc trên áo được chia thành hai bên đối xứng với nhau và một bên là hàng bướm cái, một bên là hàng bướm đực. Những người con gái dân tộc Thái nếu chưa có chồng sẽ mặc áo có hàng cúc lẻ còn những người đã có chồng sẽ mặc hàng áo có cúc chẵn.
► Ngoài ra người Thái còn có phong tục cho cô dâu mặc những chiếc áo cóm có cục bằng vàng để làm của hồi môn khi về nhà chồng. Đặc biệt khi già và chết đi, nhất định phải được mặc áo cóm và áo luông dài.
Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa trang phục truyền thống của dân tộc Thái, chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng chọn được những bộ đồ có kiểu dáng, hoa văn, họa tiết phù hợp khi có nhu cầu sử dụng loại quần áo này để làm trang phục biểu diễn. Nếu có nhu cầu mua hoặc thuê trang phục dân tộc Thái cũng như các loại trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số khác, bạn hãy liên hệ với cửa hàng Trang phục Hàng Xanh chúng tôi để được cung cấp và cho thuê những mẫu quần áo đẹp, chất lượng với giá rẻ. Xin cảm ơn!